Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chụp cộng hưởng từ 1.5Tesla có tiêm thuốc đối quang trong đánh giá phình động mạch não trước và sau điều trị can thiệp nội mạch

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là Xác định giá trị cộng hưởng từ 1.5Tesla có tiêm thuốc đối quang trong chẩn đoán phình động mạch não. Xác định giá trị cộng hưởng từ 1.5Tesla có tiêm thuốc đối quang ở bệnh nhân phình động mạch não sau can thiệp nội mạch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chụp cộng hưởng từ 1.5Tesla có tiêm thuốc đối quang trong đánh giá phình động mạch não trước và sau điều trị can thiệp nội mạch 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phình động mạch não là một loại tổn thương thường gặp của hệthống động mạch não, chiếm khoảng 1-8% dân số, 50-70% chảy máudưới màng nhện do vỡ phình động mạch não (PĐMN). PĐMN vỡ rấtnguy hiểm vì có khoảng 15% các trường hợp chảy máu dưới màngnhện tử vong trước khi đến bệnh viện và có khoảng 20% chảy máutái phát trong vòng 2 tuần đầu. Hơn nữa để lại di chứng tử vong vàtàn tật cao chiếm 43%, do vậy việc chẩn đoán PĐMN trở nên vôcùng quan trọng nhằm đưa ra chiến lược theo dõi và điều trị tránhbiến chứng vỡ PĐMN. Hiện nay ở Việt Nam phương pháp điều trị can thiệp nội mạchPĐMN ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên theo các báo cáođã được công bố trên thế giới, túi phình sau điều trị can thiệp nộimạch (CTNM) có nguy cơ tái thông gặp từ 14-33%. Tái thông là mộttrong số các nguyên nhân gây chảy máu tái phát sau 1 năm là 0,65%(7/1073) cao hơn so với phẫu thuật là 0,19% (2/1070). Vì vậy việctheo dõi PĐMN sau điều trị CTNM là bắt buộc, nhằm mục đíchđánh giá tình trạng túi phình, có chiến lược theo dõi lâu dài cũng nhưcan thiệp kịp thời để tránh chảy máu tái phát. Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấnđề này. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm hai mục tiêu sau:- Xác định giá trị cộng hưởng từ 1.5Tesla có tiêm thuốc đối quangtrong chẩn đoán phình động mạch não.- Xác định giá trị cộng hưởng từ 1.5Tesla có tiêm thuốc đối quang ởbệnh nhân phình động mạch não sau can thiệp nội mạch.Tính cấp thiết của đề tài Phình động mạch não đặc biệt PĐMN vỡ là 1 bệnh rất nguy hiểmnếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. PĐMN vỡ khôngnhững gây tử vong cao, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân màcòn là gánh nặng kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội. Mặc dù đãcó những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị can thiệp nộimạch PĐMN, tuy nhiên chiến lược chẩn đoán sớm PĐMN đặc biệtPĐMN chưa vỡ và theo dõi PĐMN sau điều trị CTNM vẫn cần phảinghiên cứu. Ở nước ta, chưa có nghiên cứu nào đánh giá giá trị củachụp cộng hưởng từ 1.5Tesla trong chẩn đoán và đánh giá PĐMNsau điều trị CTNM.Những đóng góp mới của luận án 2 Đề tài có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, cấp thiết, cung cấp nhiềuthông tin quan trọng, bổ ích đối với y học nước nhà nói chung vàchuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh nói riêng. Công trình nghiên cứucắt ngang, hồi cứu và tiến cứu, gồm 2 nghiên cứu có cỡ mẫu n =88bệnh nhân và n = 68 bệnh nhân( với 73 PĐMN) được tiến hành tại cơsở đầu ngành với trang thiết bị hiện đại, không xâm lấn, có ý nghĩaquan trọng trong thực hành lâm sàng. Đây là đề tài đầu tiên nghiêncứu về giá trị của CHT 1.5Tesla có tiêm thuốc đối quang trong đánhgiá PĐMN trước và sau điều trị CTNM ở Việt Nam.BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án 136 trang: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan...trang, đốitượng và phương pháp nghiên cứu...trang, kết quả nghiên cứu ...trang, bàn luận ...trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang, luận án có140 tài liệu tham khảo, trong đó 29 tiếng Việt, 111 Tiếng Anh. Trongluận án có 26 bảng, 22 biểu đồ, 52 hình minh hoạ, 1 sơ đồ. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN1.1. Tình hình nghiên cứu chẩn đoán và theo dõi PĐMN sauCTNM1.1.1. Thế giới Năm 1994 Korogi và cs đã thực hiện chụp mạch cộng hưởng từ(CHT) Time- of- flight (TOF) chẩn đoán PĐMN. Năm 1999, Veillo. JK đã nghiên cứu CHT 2,0T trong đánh giáPĐMN sau điều trị CTNM Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về ứng dụng CHT≥ 1.5Tesal trong chẩn đoán và theo dõi PĐMN sau CTNM.1.1.2. Việt Nam Năm 2009, Vũ Đăng Lưu nghiên cứu CHT 1,5T xung mạch TOFtrong đánh giá PĐMN sau CTNM. Như vậy cho đến nay, ở trong nước vẫn chưa có tác giả nàonghiên cứu CHT1.5T có tiêm thuốc đối quang trong chẩn đoánPĐMN và đánh giá PĐMN sau điều trị CTNM.1.2. Cơ chế bệnh sinh, phân loại PĐMN1.2.1. Cơ chế bệnh sinh- Các yếu tố bên trong cơ thể: như tăng huyết áp, giải phẫu đặc biệtcủa đa giác Willis, xơ vữa ĐM và phản ứng viêm…- Các yếu tố ngoại lai: hút thuốc, uống rượu, cocain, một số thuốc… 3- Các yếu tố về gen di truyền, các bệnh lý di truyền tổ chức liên kết,hẹp eo động mạch chủ, loạn sản xơ cơ, u tuỷ thượng thận…1.2.2. Phân loại PĐMN1.2.2.1. PĐMN dạng hình túi: Chiếm 70-80%, thường ở chỗ xuấtphát của các nhánh động mạch và từ điểm chia đôi của động mạch.1.2.2.2. PĐMN dạng bóc tách: lớp nội mạc bị bóc tách, máu tụ trongthành mạch giữa lớp áo giữa thành mạch và lớp ngoại mạc.1.2.2.3. PĐMN dạng hình thoi và dạng “hình rắn” khổng lồLà giãn khu trú ĐM, có 1 đầu vào và 1 đầu ra là mạch mang.1.3. Các phương pháp chẩn đoán PĐMN1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng PĐMNa. Lâm sàng chảy máu dưới màng nhện đơn thuần (CMDMN)- Dấu hiệu khởi phát: với một trong ba kiểu khởi phát sau:+ Đột ngột đau đầu dữ dội, lan tỏa và nôn, sau đó rối loạn ý thức, hôn mê+ Đột ngột đau đầu dữ dội, có thể nôn nhưng vẫn tỉnh táo+ Bệnh nhân đột ngột hôn mê mà không có triệu chứng báo trước- Triệu chứng lâm sang phối hợp: Hội chứng màng não, rối loạn ýthức, cơn động kinh hoặc triệu chứng thần kinh khu trú.b. Thể CMDMN phối hợp với khối máu tụ nội sọ Thường ở trong tình trạng lâm sàng nặng như: hôn mê, dấu hiệuthần kinh khu trú... Tỷ lệ chảy máu tái phát và tử vong cao.1.3.2. Các phương pháp hình ảnh chẩn đoán PĐMN1.3.2.1. Chụp cắt lớp vi tín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: