Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 953.32 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang, cộng hưởng từ của xẹp thân đốt sống do loãng xương; Đánh giá kết quả dài hạn của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương và các yếu tố nguy cơ gãy tiến triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNGVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 HOÀNG ĐÌNH DOÃN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁPTẠO HÌNH ĐỐT SỐNG QUA DA TRONG ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG Ngành: Điện quang và Y học hạt nhân Mã số: 9720111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024Công trình được hoàn thành tại:VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM HỒNG ĐỨC 2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC DŨNGPhản biện1.2.3.Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họptại Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xẹp thân đốt sống là tình trạng phá huỷ cấu trúc xương ở thân đốtsống, gây giảm chiều cao của thân đốt với các mức độ khác nhau, cục bộhay toàn bộ. Nguyên nhân của xẹp thân đốt sống phổ biến nhất vẫn làloãng xương. Xẹp thân đốt sống do loãng xương chiếm tỷ lệ 24-90 trườnghợp trên 100.000 dân, thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam là 29/8, tỷlệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng dần theo tuổi. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị xẹp thân đốt sống, phụ thuộcvào nguyên nhân, mức độ tổn thương và giai đoạn của bệnh. Trong đó,tạo hình đốt sống qua da là phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu, đượcthực hiện bằng cách bơm cement sinh học vào thân của đốt sống bị xẹpgiúp kết nối các mảnh gãy lại với nhau, làm cho thân đốt sống trở nênbền vững, qua đó làm giảm đau đớn cho người bệnh, giúp khôi phục khảnăng vận động và cải thiện chất lượng của sống. Do số lượng bệnh nhânrất lớn, hiệu quả cao của phương pháp điều trị, tuy nhiên hiện nay chưacó nhiều báo cáo trong nước đánh giá về hiệu quả lâu dài của điều trị vàcác yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị nên chúng tôi nghiên cứu đềtài với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang, cộng hưởng từ củaxẹp thân đốt sống do loãng xương. 2. Đánh giá kết quả dài hạn của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua datrong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương và các yếu tố nguy cơgãy tiến triển. Những đóng góp mới của luận án - Đưa ra nghiên cứu đầy đủ về tiêu chí chẩn đoán, chỉ định can thiệp,đặc điểm hình ảnh của xẹp thân đốt sống do loãng xương - Các kết quả dài hạn của phương pháp THĐSQD về khả năng chỉnhhình, giảm đau cũng như về các yếu tố liên quan đến hiệu quả dài hạncủa phương pháp can thiệp. Bố cục của luận án: Luận án gồm 140 trang: Đặt vấn đề 2 trang, Tổng quan 39 trang, Đốitượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang, Kết quả nghiên cứu 40 trang,Bàn luận 41 trang, Kết luận 2 trang và Kiến nghị 1 trang, 131 tài liệutham khảo (8 tiếng việt, 123 tiếng nước ngoài) Có 42 bảng, 3 biểu đồ, 27 hình 2 Chương 1 TỔNG QUAN1.1. Giải phẫu bệnh xẹp thân đốt sống do loãng xương Mật độ xương trong đốt sống thay đổi tùy theo từng cá nhân nhưngtăng đáng kể ở phần lớn dân số trong tuổi dậy thì và đạt đỉnh khoảng 20– 30 tuổi, khi các đĩa tăng trưởng của trung tâm cốt hóa thứ cấp đóng lại.Sự giảm mật độ khoáng xương xuống dưới giới hạn bình thường đượcgọi là loãng xương. Loãng xương cũng đi kèm với sự sắp xếp lại các bèxương trong xương xốp. Sự giảm mật độ khoáng của xương và sự sắpxếp lại các bè xương dẫn đến mất tính đàn hồi của xương và tăng độ giòncủa xương làm tăng khả năng gãy xương đốt sống.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của gãy xẹp thân đốt sống1.2.1. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây xẹp thân đốt sống như: chấn thương cộtsống, loãng xương, các khối u di căn thân đốt sống, đa u tủy xương...trong đó xẹp thân đốt sống do loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo tổ chức y tế thể giới (World Health Organization: WHO): loãngxương là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa của xương trong đó mật độkhoáng của xương sụt giảm, cấu trúc vi thể của xương suy yếu dẫn tớilàm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương xảy ra khi tốc độ hủy xươngdiễn ra nhanh hơn tốc độ tái tạo xương, gây giảm mật độ xương hay mấtxương, giảm mật độ xương thường xảy ra khi cơ thế già đi.1.2.2. Hậu quả của xẹp thân đốt sống do loãng xương Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống bịgiảm sút ở những NB bị xẹp thân đốt sống. Mất hoặc suy giảm chức năngvận động ở NB xẹp thân đốt sống cao hơn đáng kể so với gãy xươngchậu. NB bị xẹp thân đốt sống thường gặp khó khăn trong các hoạt độngsinh hoạt hàng ngày như đi lại, tắm rửa, mặc quần áo, leo cầu thang,...Ngoài ra, xẹp thân đốt sống thường liên quan đến đau lưng mạn tính, hạnchế khả năng vận động của cột sống, giảm chức năng hô hấp.1.3. Chẩn đoán xẹp thân đốt sống1.3.1. Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng cơ bản của xẹp thân đốt sống là đau lưng khởi phátđột ngột, cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi đứng hoặc đi bộ, nằm nghỉcó thể giảm đau. Đi cùng với triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vậnđộng cột sống, giảm chiều cao, biến dạng. Một số trường hợp xẹp thânđốt sống không có triệu chứng đau, tuy nhiên ngay cả khi không có triệuchứng đau, các NB cao tuổi (đặc biệt là phụ nữ) có thể đã xảy ra xẹp thânđốt sống khi có các triệu chứng khác như: giảm chiều cao, giảm tầm vận 3động của cột sống hoặc biến dạng cột sống (độ gù cột sống tăng 15o).Cơn đau do xẹp thân đốt sống do loãng xương thường kéo dài khoảng 4đến 6 tuần.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng Các dấu hiệu X-quang của xẹp thân đốt sống do loãng xương baogồm: - Mất đồng nhất giữa các đốt sống liền kề. - Mất tính song song g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNGVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 HOÀNG ĐÌNH DOÃN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁPTẠO HÌNH ĐỐT SỐNG QUA DA TRONG ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG Ngành: Điện quang và Y học hạt nhân Mã số: 9720111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024Công trình được hoàn thành tại:VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM HỒNG ĐỨC 2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC DŨNGPhản biện1.2.3.Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họptại Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xẹp thân đốt sống là tình trạng phá huỷ cấu trúc xương ở thân đốtsống, gây giảm chiều cao của thân đốt với các mức độ khác nhau, cục bộhay toàn bộ. Nguyên nhân của xẹp thân đốt sống phổ biến nhất vẫn làloãng xương. Xẹp thân đốt sống do loãng xương chiếm tỷ lệ 24-90 trườnghợp trên 100.000 dân, thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam là 29/8, tỷlệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng dần theo tuổi. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị xẹp thân đốt sống, phụ thuộcvào nguyên nhân, mức độ tổn thương và giai đoạn của bệnh. Trong đó,tạo hình đốt sống qua da là phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu, đượcthực hiện bằng cách bơm cement sinh học vào thân của đốt sống bị xẹpgiúp kết nối các mảnh gãy lại với nhau, làm cho thân đốt sống trở nênbền vững, qua đó làm giảm đau đớn cho người bệnh, giúp khôi phục khảnăng vận động và cải thiện chất lượng của sống. Do số lượng bệnh nhânrất lớn, hiệu quả cao của phương pháp điều trị, tuy nhiên hiện nay chưacó nhiều báo cáo trong nước đánh giá về hiệu quả lâu dài của điều trị vàcác yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị nên chúng tôi nghiên cứu đềtài với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang, cộng hưởng từ củaxẹp thân đốt sống do loãng xương. 2. Đánh giá kết quả dài hạn của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua datrong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương và các yếu tố nguy cơgãy tiến triển. Những đóng góp mới của luận án - Đưa ra nghiên cứu đầy đủ về tiêu chí chẩn đoán, chỉ định can thiệp,đặc điểm hình ảnh của xẹp thân đốt sống do loãng xương - Các kết quả dài hạn của phương pháp THĐSQD về khả năng chỉnhhình, giảm đau cũng như về các yếu tố liên quan đến hiệu quả dài hạncủa phương pháp can thiệp. Bố cục của luận án: Luận án gồm 140 trang: Đặt vấn đề 2 trang, Tổng quan 39 trang, Đốitượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang, Kết quả nghiên cứu 40 trang,Bàn luận 41 trang, Kết luận 2 trang và Kiến nghị 1 trang, 131 tài liệutham khảo (8 tiếng việt, 123 tiếng nước ngoài) Có 42 bảng, 3 biểu đồ, 27 hình 2 Chương 1 TỔNG QUAN1.1. Giải phẫu bệnh xẹp thân đốt sống do loãng xương Mật độ xương trong đốt sống thay đổi tùy theo từng cá nhân nhưngtăng đáng kể ở phần lớn dân số trong tuổi dậy thì và đạt đỉnh khoảng 20– 30 tuổi, khi các đĩa tăng trưởng của trung tâm cốt hóa thứ cấp đóng lại.Sự giảm mật độ khoáng xương xuống dưới giới hạn bình thường đượcgọi là loãng xương. Loãng xương cũng đi kèm với sự sắp xếp lại các bèxương trong xương xốp. Sự giảm mật độ khoáng của xương và sự sắpxếp lại các bè xương dẫn đến mất tính đàn hồi của xương và tăng độ giòncủa xương làm tăng khả năng gãy xương đốt sống.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của gãy xẹp thân đốt sống1.2.1. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây xẹp thân đốt sống như: chấn thương cộtsống, loãng xương, các khối u di căn thân đốt sống, đa u tủy xương...trong đó xẹp thân đốt sống do loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo tổ chức y tế thể giới (World Health Organization: WHO): loãngxương là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa của xương trong đó mật độkhoáng của xương sụt giảm, cấu trúc vi thể của xương suy yếu dẫn tớilàm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương xảy ra khi tốc độ hủy xươngdiễn ra nhanh hơn tốc độ tái tạo xương, gây giảm mật độ xương hay mấtxương, giảm mật độ xương thường xảy ra khi cơ thế già đi.1.2.2. Hậu quả của xẹp thân đốt sống do loãng xương Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống bịgiảm sút ở những NB bị xẹp thân đốt sống. Mất hoặc suy giảm chức năngvận động ở NB xẹp thân đốt sống cao hơn đáng kể so với gãy xươngchậu. NB bị xẹp thân đốt sống thường gặp khó khăn trong các hoạt độngsinh hoạt hàng ngày như đi lại, tắm rửa, mặc quần áo, leo cầu thang,...Ngoài ra, xẹp thân đốt sống thường liên quan đến đau lưng mạn tính, hạnchế khả năng vận động của cột sống, giảm chức năng hô hấp.1.3. Chẩn đoán xẹp thân đốt sống1.3.1. Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng cơ bản của xẹp thân đốt sống là đau lưng khởi phátđột ngột, cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi đứng hoặc đi bộ, nằm nghỉcó thể giảm đau. Đi cùng với triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vậnđộng cột sống, giảm chiều cao, biến dạng. Một số trường hợp xẹp thânđốt sống không có triệu chứng đau, tuy nhiên ngay cả khi không có triệuchứng đau, các NB cao tuổi (đặc biệt là phụ nữ) có thể đã xảy ra xẹp thânđốt sống khi có các triệu chứng khác như: giảm chiều cao, giảm tầm vận 3động của cột sống hoặc biến dạng cột sống (độ gù cột sống tăng 15o).Cơn đau do xẹp thân đốt sống do loãng xương thường kéo dài khoảng 4đến 6 tuần.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng Các dấu hiệu X-quang của xẹp thân đốt sống do loãng xương baogồm: - Mất đồng nhất giữa các đốt sống liền kề. - Mất tính song song g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Y học Phương pháp tạo hình đốt sống qua da Xẹp thân đốt sống Điều trị xẹp thân đốt sống Bệnh nhân loãng xương Y học hạt nhânTài liệu liên quan:
-
205 trang 435 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 389 1 0 -
174 trang 345 0 0
-
206 trang 309 2 0
-
228 trang 274 0 0
-
32 trang 235 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 234 0 0 -
208 trang 222 0 0
-
27 trang 203 0 0
-
27 trang 193 0 0