Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chảy máu não5 ngày đầu; đánh giá mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngày đầu. Mời các bạn tham khảo tài liệu!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số sinh lý nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não trong 5 ngày đầu 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng áp lực nội sọ (TALNS) là một biến chứng nặng gặp ở cácbệnh nhân đột quỵ não đặc biệt là những bệnh nhân chảy máu não(CMN). Ngoài việc thăm khám lâm sàng và các phương tiện chẩnđoán hình ảnh thì đo áp lực nội sọ (ALNS) ở bệnh nhân CMN là mộtphương pháp theo dõi chính xác và khách quan thường được áp dụngở các nước phát triển. Theo dõi ALNS trên bệnh nhân CMN giúpphẫu thuật viên thần kinh cũng như bác sĩ hồi sức thần kinh đưa rathời điểm quyết định chính xác về can thiệp ngoại khoa hay bảo tồn.Theo Raboel P. và cộng sự (2012) giám sát ALNS đã được sử dụngtrong nhiều thập kỷ trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh và nội thầnkinh. Đo ALNS và áp lực tưới máu não (ALTMN) cho phép theo dõivà đánh giá chính xác theo thời gian thực những thay đổi áp lực vàlưu lượng máu trong não. TALNS biểu hiện nặng nề trong 5 ngày đầukể từ khi khởi phát CMN, điều này thể hiện rất rõ trên phim chụpCLVT sọ não. Theo dõi ALNS và ALTMN cho phép các bác sỹ điềutrị theo đích nhằm giảm ALNS và hỗ trợ tưới máu não ở bệnh nhânTALNS. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng theo ALNS và ALTMN có thểgiảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân TALNS. Tại các nước phát triển, chỉđịnh đo ALNS, ALTMN khá rộng rãi. Tại Việt Nam hiện nay chưa cónhiều nghiên cứu về theo dõi ALNS, ALTMN ở bệnh nhân CMN. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứuđề tài: “Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng vớimột số chỉ số sinh lý nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngàyđầu” với 2 mục tiêu sau: 1. Xác định áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não ở bệnh nhânchảy máu não 5 ngày đầu. 2 2. Đánh giá mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tướimáu não với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhânchảy máu não 5 ngày đầu. Bố cục của luận án: Luận án được trình bày 115 trang bao gồm: đặt vấn đề 2 trang,tổng quan 25 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang,kết quả nghiên cứu 28 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 2 trang, kiếnnghị 1 trang. Luận án có 33 bảng, 26 biểu đồ, 9 hình, gồm 100 tài liệu thamkhảo trong đó có 20 tài liệu tiếng Việt và 80 tài liệu tiếng Anh. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học chảy máu não cấp1.1.1. Đặc điểm lâm sàng chảy máu não1.1.2. Chẩn đoán hình ảnh chảy máu não1.2. Áp lực nội sọ1.2.1. Áp lực nội sọ và thuyết Monro – Kellie Thể tích trong sọ = Thể tích nhu mô + Thể tích máu + Thể tíchdịch não tủy1.2.2. Tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não cấp Theo thuyết Monro – Kellie, cơ chế gây tăng ALNS khi xuấthiện các thành phần bất thường: khối máu tụ, giãn não thất và hiệntượng phù não. Thể tích khối máu tụ và tăng kích thước khối máu tụ gâychoán chỗ làm tăng áp lực trong sọ não. Sự gia tăng kích thước khốimáu tụ sau khởi phát góp phần làm đè đẩy đường giữa và làm xấu đicác triệu chứng thần kinh.1.3. Áp lực tưới máu não và các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượngmáu não1.3.1. Áp lực tưới máu não và lưu lượng máu não1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng máu não 31.4. Các phương pháp theo dõi áp lực nội sọ xâm lấn1.4.1. Lịch sử phát triển1.4.2. Các phương pháp đo áp lực nội sọ xâm lấn - Trong não thất. - Ngoài màng cứng. - Dưới màng nhện. - Trong nhu mô não.CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân được chẩn đoán CMN và được đặt Catheterđo ALNS trong 5 ngày đầu của bệnh tại Khoa cấp cứu Bệnh việnBạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng12/2019.2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Lâm sàng: + Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là CMN dựa trên lâm sàngcủa WHO với 4 tiêu chuẩn đặc trưng: bệnh xảy ra đột ngột, có tổnthương chức năng của não bộ, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ vàdo căn nguyên mạch máu. + Các bệnh nhân được chỉ định đặt Catheter vào não thất để theodõi ALNS trong 5 ngày đầu của bệnh tính đến thời điểm làm thủ thuật. + Các bệnh nhân không có chống chỉ định làm thủ thuật.- Cận lâm sàng: trên phim chụp CLVT sọ não có hình ảnh tăng tỷtrọng từ 60 – 90 HU, khối tăng tỷ trọng có tỷ trọng của máu tụ códạng tròn hoặc bầu dục, bờ rõ, có viền giảm tỷ trọng xung quanh dophù não, có hiệu ứng choán chỗ. Nếu máu chảy vào trong khoangdịch não tủy, có thể các não thất và các bể não có hình tăng tỷ trọng.2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 4- Bệnh nhân đột quỵ CMN tái phát.- Bệnh nhân CMN chuyển dạng.- CMN trong u não.- Bệnh nhân có các bệnh não khác trong tiền sử hoặc kèm theo.- Tiền sử dùng thuốc chống đông đường uống.- Bệnh nhân đột quỵ não kèm hôn mê do hạ đường máu.- Tình trạng lâm sàng quá nặng không thể tiến hành đo ALNS, rốiloạn đông máu, bệnh nhân và người nhà không đồng ý làm thủthuật,...2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu - Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện. - Số lượng bệnh nhân nghiên cứu: 70 bệnh nhân.2.2.2. Các phương tiện sử dụng trong nghiên cứu Máy theo dõi ALNS (máy Camino® Intracranial PressureMonitor/CAM02 của hãng Integra, Mỹ), máy xét nghiệm huyết học,máy xét nghiệm đông máu, máy xét nghiệm sinh hoá máu, máy xétnghiệm khí máu động mạch, máy chụp phim cắt lớp vi tính, cácphương tiện khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu: máy đo huyết áp,máy làm điện tim, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy thở và cácphương ...