Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 578.22 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương, chỉ số độ cứng động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự Việt nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ Phi công quân sự (PCQS) là đối tượng lao động đặc biệt. Trongthực hành bay, PCQS chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi: thiếuoxy do giảm phân áp, gia tốc, quá tải, rung xóc và tiếng ồn... Hệ timmạch có những đáp ứng nhằm thích nghi với các biến đổi về môitrường cũng như tác động của yếu tố bất lợi trong hoạt động bay [1]. Tăng độ cứng động mạch (arterial stiffness) được coi là yếu tốnguy cơ tim mạch mới, là kết quả của quá trình biến đổi về chức năngvà cấu trúc của lưới động mạch. Hiện nay, sự phát triển các công cụđo cung cấp các tham số đa dạng như chỉ số độ cứng, chỉ số gia tăng,chỉ số phản xạ, để đánh giá độ cứng động mạch ở phạm vi hệ thống,theo vùng hoặc cục bộ, cho cái nhìn sâu sắc hơn về chức năng và đápứng của hệ động mạch với các tác nhân bệnh lý [4]. Osteoprotegerin (OPG) và Osteopontin (OPN) là các cytokineliên quan trực tiếp đến chu chuyển xương, tuy nhiên tác động sinhhọc của chúng đến các tế bào thành động mạch, như tế bào nội mạcvà tế bào cơ trơn, có liên quan đến tình trạng calci hóa thành mạch,các khâu của quá trình viêm và biến đổi cấu trúc, chức năng mạchmáu đã được chứng minh. Nồng độ OPG và OPN liên quan đến chỉsố độ cứng động mạch, mức độ nặng bệnh, nguy cơ, nguy cơ tử vongvà tần suất biến cố tim mạch trong tương lai [5], [6], [7]. Phi công (PC) và PCQS tồn tại các yếu tố nguy cơ tim mạch,tần suất mắc tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và máu não, rối loạnnhịp, đột tử… tăng theo tuổi [10]. Bệnh lý và các rối loạn về tim mạchđứng hàng đầu, chiếm tới 50% các lý do y tế đình chỉ năng lực baycủa PC nói chung. Những yếu tố bất lợi trong môi trường bay đã 2chứng minh làm biến đổi sinh lý tim mạch, thiếu oxy làm tăng nhịptim và thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, quá tải gia tốc tác độngtrực tiếp lên thành mạch và làm thay đổi trở kháng mạch máu ngoạivi, tiếng ổn làm tăng độ cứng động mạch và rung xóc tác động lêncân bằng hệ thực vật trong vận mạch[12],[13],[14]. Nhu cầu khảo sátnhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp và yếu tố nguycơ lên chức năng hệ tim mạch ở đối tượng PCQS là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ở đối tượng PCQS Việt Nam chưa cónghiên cứu nào về nồng độ OPG, OPN, các chỉ số độ cứng động mạchtrong mối quan hệ với các yếu tố nguy cơ tim mạch, yếu tố nghềnghiệp. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin,osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi côngquân sự Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu: 1. Khảo sát nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương; chỉsố độ cứng động mạch đo bằng máy AngioScan-01 trong điều kiệntĩnh tại và thiếu oxy mô phỏng độ cao 5000m ở phi công quân sự ViệtNam. 2. Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontinhuyết tương, chỉ số độ cứng động mạch với một số đặc điểm lâmsàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệpở phi công quân sự Việt nam. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Ảnh hưởng hoạt động bay tới sinh lý tim mạch, yếu tố nguycơ và bệnh lý tim mạch ở phi công quân sự1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng sinh lý tim mạch trong hoạt độngbay của phi công quân sự Trong các chuyến bay quân sự, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sứckhỏe của PCQS, nhưng chủ yếu là thiếu oxy, gia tốc- quá tải, rungxóc và tiếng ồn, tác động trong suốt chuyến bay, nhiều khi ở giới hạncao, vượt ngưỡng sinh lý. Thiếu oxy làm tăng nhịp tim và thay đổichức năng nội mạc mạch máu, quá tải gia tốc tác động thay đổi trởkháng mạch máu ngoại vi, tiếng ổn làm tăng độ cứng động mạch vàrung xóc tác động lên cân bằng hệ thực vật trong vận mạch [8], [15]1.1.2. Nguy cơ tim mạch ở phi công và phi công quân sự Xem xét quan hệ phi công – máy bay – môi trường bay và nhucầu đảm bảo an toàn bay cũng như các bằng chứng y học về bệnh tật,chấp nhận nguy cơ về mặt sức khỏe của PC là thấp hơn 1%. Quy tắc1% là công cụ lượng giá nguy cơ về mặt Y học Hàng không đối vớicác vần đề về sức khỏe PC, bao gồm các vấn đề về tim mạch [8]. Quản lý nguy cơ tim mạch ở PC và PCQS thực hiện theo matrận ba bình diện: Biến cố y tế được phân loại. Xác suất xuất hiệnbiến cố y tế. Yếu tố vị trí nghề nghiệp [25].1.1.3. Bệnh tim mạch ở phi công và phi công quân sự Bệnh tim mạch ở PC và PCQS thường gặp bao gồm bệnh mạchvành, tăng huyết áp và các rối loạn nhịp tim. Tổn thương ĐMV cóliên quan đến tuổi, căng thẳng trong lao động tình trạng HA, tìnhtrạng XVĐM và rối loạn chuyển hóa cũng như sự tồn tại các yếu tố 4nguy cơ tim mạch ở các nhóm đối tượng PCQS. Tăng huyết áp cóliên quan căng thẳng tâm lý, nồng độ cetacholamin trong máu cao,hoặc các nhân tố gây stress. Rối loạn nhịp được cho là biểu hiện củacác bất thường về cấu trúc của tim, rối loạn thần kinh thể dịch, cácyếu tố nội tiết hoặc các nguyên nhân từ các cơ quan khác trong cơthể. Điều trị các bệnh tim mạch ở PC và PCQS theo các khuyến caochuyên ngành và mang tính đặc thù về thực hành YHHK [30],[36].1.2. Độ cứng động mạch1.2.1. Định nghĩa độ cứng động mạch Độ cứng động mạch (arterial stiffness) là thuật ngữ chỉ năng lựcgiãn ra và co lại của thành động mạch theo chu kỳ co bóp tống máucủa tim [38].1.2.2. Các chỉ số độ cứng động mạch Các chỉ số độ cứng động mạch được nghiên cứu là rất đa dạng,nhằm đánh giá độ cứng động mạch ở một đoạn mạch, theo vùng hoặctoàn thể hệ thống. Một số chỉ số tiêu biểu gồm: Áp lực mạch đập (PP),dung suất động mạch, khả năng co giãn, mô đun đàn hồi, vận tốc sóngmạch (PWV) và chỉ số gia tăng…., được hình thành theo các phươngpháp và phương tiện đo khác nhau [42],[43]1.2.3. Đánh giá độ cứng động mạch thông qua phương pháp đobiến thiên thể tích mạch đầu ngón tay (Digital volume pulse – DVP) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: