Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu phẫu thuật nối phễu túi mật với OMC (ống mật chủ) tạo đường hầm OMC – túi mật – da

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.94 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da. Xác định hiệu quả của kỹ thuật nội soi qua đường hầm OMC – túi mật – da trong điều trị sỏi đường mật trong và ngoài gan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu phẫu thuật nối phễu túi mật với OMC (ống mật chủ) tạo đường hầm OMC – túi mật – da 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Đặt vấn đề Sỏi đường mật là một bệnh phổ biến của vùng Đông Á, trong đó sỏitrong gan vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao 18-55% [28],[73],[143]. Ở Việt Nam,bệnh sỏi đường mật rất thường gặp tại tất cả các bệnh viện đa khoa và ngoạikhoa. Nghiên cứu của bệnh viện Việt-Đức trong 4 năm (1990-1994) có 2090sỏi đường mật, trong đó sỏi gan đơn thuần và phối hợp chiếm 75% [37]. Tạibệnh viện Bình Dân trong 5 năm (1995-1999) có 2674 TH sỏi đường mật [43]. Hai vấn đề lớn trong điều trị sỏi đường mật là sỏi sót và sỏi tái phát.Cho đến hiện nay, sỏi đường mật tái phát vẫn còn là vấn đề chưa được giảiquyết triệt để, đặc biệt là sỏi đường mật trong gan. Có nhiều giả thiết về cơ chếsinh bệnh của sỏi mật nhưng vẫn chưa có biện pháp hiệu quả ngăn ngừa sỏi táiphát sau điều trị. Tỉ lệ tái phát của sỏi đường mật rất cao sau nhiều năm, đặcbiệt là sỏi trong gan, từ 28-100% tùy theo BN có hẹp đường mật trong gan vàcó cắt thùy gan hay không [66],[81],[104],[148]. Nhiều phương pháp điều trị sỏi đường mật đa số các phương phápđiều trị chỉ làm sạch sỏi mà không xử lý được sỏi tái phát. Chính vì vậy, nhiềucông trình nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật nhằm tạo một ngõ vào đườngmật để xử lý sỏi mật tái phát mà không cần phải mở bụng lại. Gần đây, tại ViệtNam, một số bệnh viện đã áp dụng các kỹ thuật tạo ngõ vào đường mật để xửlý sỏi tái phát như : nối ống gan – hỗng tràng với đầu quai hỗng tràng Roux –en – Y đặt dưới da (mật – ruột – da), mở thông ống mật chủ ra da bằng mộtđoạn hỗng tràng biệt lập…Các phương pháp khâu nối ruột đều có một số biếnchứng như: xì rò miệng nối, thoát vị nội, hẹp miệng nối…Một số phương phápbuộc phải cắt bỏ túi mật (vốn hoàn toàn bình thường) và làm mất chức năng tựnhiên của cơ vòng Oddi. Chúng tôi nghiên cứu phẫu thuật nối phễu túi mật với OMC (ống mậtchủ) tạo đường hầm OMC – túi mật – da rất an toàn và hiệu quả với các mụctiêu như sau: 1. Đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da. 2. Xác định hiệu quả của kỹ thuật nội soi qua đường hầm OMC – túi mật – da trong điều trị sỏi đường mật trong và ngoài gan. 22. Tính cấp thiết của đề tài Sỏi đường mật nguyên phát là bệnh đặc trưng của các nước Đông Á,tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ còn khá cao so với các nước ÂuMỹ. Đặc biệt là sỏi trong gan thường có tình trạng hẹp đường mật trong gannên rất khó điều trị hết sỏi và sỏi thường tái phát với một tỉ lệ cao. Đối với sỏitrong gan, nếu tái phát chỉ có cách lấy sỏi xuyên gan qua da hoặc mổ bụng lại.Tại Việt Nam, có các nghiên cứu về các phẫu thuật tạo ngõ vào đường mật lấysỏi tái phát như phẫu thuật nối mật – ruột – da, quai ruột biệt lập, nhưng chưacó nghiên cứu về phẫu thuật tạo đường hầm ống mật chủ – túi mật – da. Kỹthuật này đã được thực hiện từ 1994 tại Trung Quốc nhưng chưa được thựchiện tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu phẫu thuật này trong điều trị sỏiđường mật sót và tái phát là cần thiết.3. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt dọc với 47 bệnhnhân đáp ứng được công thức tính cỡ mẫu. Công trình đã thực hiện thành công một phương pháp phẫu thuật mới:phẫu thuật tạo đường hầm ống mật chủ – túi mật – da. Xác định đây là mộtphẫu thuật an toàn, dễ thực hiện, không có tử vong, tỉ lệ tai biến biến chứngthấp và thường là biến chứng nhẹ sau mổ. Không có biến chứng muộn nhưphẫu thuật nối mật ruột. Hiệu quả điều trị của nội soi đường mật qua đường hầm ống mật chủ –túi mật – da điều trị sỏi sót và sỏi tái phát tốt không cần phải mổ bụng lại. Tỉ lệtai biến và biến chứng của kỹ thuật nội soi qua đường hầm ống mật chủ – túimật – da thấp, không có tử vong. Đề tài áp dụng phương pháp mới trong điều trị, không trùng lắp với cácluận án đã bảo vệ. Nghiên cứu đã đóng góp thiết thực, có ý nghĩa khoa học vàtính thời sự trong ứng dụng điều trị sỏi sót và sỏi tái phát.4. Bố cục luận án Luận án 119 trang gồm: mở đầu 3 trang, chương 1: Tổng quan tài liệu(36 trang, 12 hình), chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (12trang, 6 hình), chương 3: Kết quả (28 trang, 27 bảng, 9 biểu đồ, 4 hình),chương 4: Bàn luận (37 trang, 10 bảng, 9 hình), kết luận và kiến nghị (3 trang),154 tài liệu tham khảo (tiếng Việt 55, tiếng Anh 99) và 3 phụ lục. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Sỏi đường mật nguyên phát là một bệnh phổ biến ở phương Đông. Sỏitrong gan vẫn còn là bệnh lý phức tạp, khó điều trị. Đây là bệnh đặc trưng bởitỉ lệ điều trị thất bại và tỉ lệ tái phát cao [81]. Tỉ lệ tử vong của bệnh từ 2,1 -4,2% [43],[66]. Hẹp đường mật trong gan thường kết hợp với sỏi trong gan, tỉlệ hẹp đường mật trong gan trên BN sỏi đường mật trong gan còn khá cao tạicác nước vùng Đông Á đăc biệt là tại Đài Loan, tỉ lệ này trong nhiều báo cáotại châu Á thay đổi từ 46,7% đến 85% [42],[46],[69],[70],[87],[88],[89],[102].Đây là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ sỏi sót và tái phát.Mục đích của điều trị 1. Xử lý hết hẹp đường mật. 2. Lấy hết sỏi đường mật. 3. Sử dụng những phương pháp ngăn ngừa tái phát. 4. Ngăn ngừa biến chứng.1.1 Các phương pháp điều trị không phẫu thuật1.1.1 Nội soi mật – tụy ngược dòng (NSMTND) NSMTND có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị sỏi đườngmật, được xem là phương pháp điều trị không phẫu thuật hiệu quả và an toàncho bệnh sỏi OMC. Tuy nhiên, có giới hạn đối với các tổn thương phía trênrốn gan, có phẫu thuật dạ dày trước đó, hẹp OMC và túi thừa tá tràng [139].1.1.2 Nội soi đường mật xuyên gan qua da Ngõ vào nội soi đường mật XGQD được dùng lấy sỏi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: