Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,006.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab" có mục tiêu khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trên bệnh vảy nến thông thường tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. Xác định sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến thông thường trước và sau điều trị Secukinumab. Đánh giá kết quả điều trị của Secukinumab trên bệnh vảy nến thông thường trung bình đến nặng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng SecukinumabBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNGVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------- TRẦN NGUYÊN ÁNH TÚ NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ HS-CRP, IL-17AVÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊBỆNH VẢY NẾNTHÔNGTHƯỜNG BẰNG SECUKINUMAB Chuyên ngành: Da liễu Mã số: 62720152 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hà Nội - 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đặng Văn Em 2. TS. Nguyễn Trọng HàoPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại:Hội đồng Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.Vào hồi: giờ ngày tháng năm 20Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến là một bệnh da viêm mạn tính, gặp ở mọi giới, mọichủng tộc và chiếm khoảng 2-3% dân số chung. Trước đây, vảy nến chỉ được biết như bệnh viêm da nhưng hiệnnay được xem như một tình trạng viêm hệ thống. Nhiều tác giả chú ýnghiên cứu hiện tượng “lên cấp” vảy nến và thấy rằng khi các chỉ sốviêm tăng cao, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh toàn thân khác.Trong những chỉ số viêm, hs-CRP được chú ý đặc biệt vì có độ nhạycao và là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình xơ vữa động mạch. Vìvậy,đánh giá sự thay đổi của hs-CRP theo diễn tiến bệnh vảy nến làmột hướng nghiên cứu đang được quan tâm. Bên cạnh đó,một số bệnh nhân có chỉ định điều trị toàn thânkhông đáp ứng hoặc gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài cácthuốc toàn thân cổ điển. Vì vậy, cần các loại thuốc “nhắm trúng đích”vào những khâu quan trọng trong sinh bệnh học vảy nến. Các dữ liệugần đây cho thấy tế bào sừng là mục tiêu chính của IL-17A. Chính vìvậy Secukinumab được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ(FDA)chấp thuận vào tháng 1/2015, Bộ Y tế vào tháng 6/2016trongđiều trị vảy nến thông thường (VNTT) mức độ trung bình đến nặng. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu với số lượng mẫu đủ lớnvề nồng độ hs-CRP, IL-17A trước và sau điều trị bệnh VNTT bằngSecukinumab cũng như hiệu quả của Secukinumab. Vì vậy, chúng tôitiến hành đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, Il-17Avàhiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab”với những mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trên bệnh vảy nến thông thường tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh 2. Xác định sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến thông thường trước và sau điều trị Secukinumab. 3. Đánh giá kết quả điều trị của Secukinumab trên bệnh vảy nến thông thường trung bình đến nặng. 2NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Chứng minh được nồng độ hs-CRP, IL-17A ở bệnh nhân vảy nến cao hơn so với nhóm chứng. 2. Chứng minh đượcnồng độ hs-CRP, IL-17A ở bệnh nhân vảy nến giảm sau điều trị với Secukinumab. 3. Đánh giá được hiệu quả và tính an toàn của Secukinumab trong điều trị bệnh vảy nến thông thường. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tổng quan về vảy nến thông thường1.1.1. Lịch sử bệnh vảy nến thông thường Năm 460 – 377 trước công nguyên, Hippocrates mô tả tỉ mỉ nhiềubệnh da, trong đó có “lopoi”, gồm vảy nến và bệnh phong. Đến thế kỷthứ 19, vảy nến được nhận ra là một bệnh khác hẳn. Tại Việt Nam,Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên đặt tên là bệnh vảy nến.1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh vảy nến thông thường Bệnh vảy nến có thể xảy ra mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi chủng tộckhắp nơi trên thế giới, dao động khoảng 2-4% dân số.1.1.3. Sinh bệnh học bệnh vảy nến thông thường Có sự tác động lẫn nhau giữa yếu tố di truyền, miễn dịch và mộtsố yếu tố môi trường (khởi động).1.1.4. Mức độ bệnh bệnh vảy nến thông thường -Theo PASI (Psoriasis Area and Severity Index): Có 3 mức độđánh giá: nhẹ (< 10), trung bình (10 đến < 20) và nặng (≥ 20). - Theo chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh Da Liễu(Dermatology Life Quality Index – DLQI):Có 5 mức độ đánh giá:không ảnh hưởng (0-1), ảnh hưởng nhỏ (2-5), ảnh hưởng trung bình(6-10), ảnh hưởng lớn (11-20), ảnh hưởng rất lớn (21-30).1.1.5. Điều trị Cần trao đổi với người bệnh về các yểu tố cần thiết như tuổi, giới,điều kiện kinh tế...để có thể thiết lặp một chiến lược điều trị phù hợp. 31.2. Vảy nến và interleukin-17A (IL-17A) IL-17A làm tăng sinh và bất thường biệt hóa tế bào thượng bì,tham gia sản sinh và khuếch đại hệ thống viêm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: