Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tạo hình vật xốp trong điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tạo hình vật xốp trong điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em" được nghiên cứu với mục tiêu là: Phân tích đặc điểm của nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu về hình thái dị tật miệng niệu đạo thấp, quá trình phẫu thuật; Đánh giá kết quả, biến chứng sau phẫu thuật điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp có sử dụng kỹ thuật tạo hình vật xốp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tạo hình vật xốp trong điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN XUÂN CẢNH NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH VẬT XỐP TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT MIỆNG NIỆU ĐẠO THẤP Ở TRẺ EM CHUYÊN NGÀNH: Ngoại thận và tiết niệu MÃ SỐ: 62720126 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. LÊ TẤN SƠN Phản biện 1: ………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 202 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: -Thư viện Quốc gia Việt Nam -Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM -Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Lý do và tính cấp thiết của đề tài Miệng niệu đạo thấp là một dị tật bẩm sinh hay gặp ở trẻ em. Tỉ lệ mắc phải hiện nay là 1/250 trẻ trai sinh còn sống. Dị tật này gồm 3 thương tổn chính: miệng niệu đạo lạc chỗ mở ra ở bụng dương vật, cong dương vật, thiếu da ở phía bụng dương vật. Sau phẫu tích da và cân nông về đến gốc dương vật, nếu dương vật cong nhẹ (< 30o) thì dùng kỹ thuật khâu gấp bao trắng vùng lưng dương vật để sửa tật cong. Tuy nhiên, khâu gấp bao trắng vùng lưng có thể làm ngắn dương vật, cong tái phát, cảm giác tê vùng quy đầu khi cương. Cho nên, tìm kiếm một kỹ thuật mới để thay thế khâu gấp bao trắng vùng lưng dương vật trong các trường hợp cong dương vật nhẹ là cần thiết, nhằm hạn chế nhược điểm của kỹ thuật này về sau. Mặc dù ống niệu đạo mới trong các kỹ thuật tạo hình có dùng sàn niệu đạo đều được che phủ thêm bằng các nguồn mô kế cận nhưng tỉ lệ rò niệu đạo sau mổ vẫn còn từ 10 - 20%. Điều này có nghĩa là 10 - 20% số bệnh nhi này phải được phẫu thuật lại vì rò niệu đạo. Cho nên nghiên cứu tìm thêm nguồn mô khác để che phủ bảo vệ cho ống niệu đạo mới, góp phần hạn chế rò niệu đạo sau mổ đến mức thấp nhất là vấn đề cần thiết. Trong dị tật MNĐT, phần niệu đạo từ vị trí chia đôi vật xốp về phía quy đầu không được vật xốp bao phủ đầy đủ như giải 2 phẫu bình thường của niệu đạo mà mô vật xốp này chia đôi (dạng chữ Y) nằm hai bên sàn niệu đạo và liên tục về phía quy đầu. Năm 2000, Beaudoin và Yerkes giới thiệu kỹ thuật tạo hình vật xốp và che phủ qua ống niệu đạo mới giúp tái tạo niệu đạo về gần cấu trúc giải phẫu bình thường. Điều này, giúp giảm thấp tỉ lệ rò niệu đạo sau mổ và sửa được tật cong dương vật nhẹ. Từ thực tế trên, tôi thấy cần thiết tiến hành nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tạo hình vật xốp trong phẫu thuật MNĐT ở trẻ em Việt Nam, để chứng minh hiệu quả của kỹ thuật này trong sửa tật cong dương vật nhẹ và hạn chế rò niệu đạo sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu 1- Phân tích đặc điểm của nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu về hình thái dị tật miệng niệu đạo thấp, quá trình phẫu thuật. 2- Đánh giá kết quả, biến chứng sau phẫu thuật điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp có sử dụng kỹ thuật tạo hình vật xốp. Nhưng đóng góp mới của luận án Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật tạo hình vật xốp trong phẫu thuật MNĐT ở trẻ em Việt Nam cho đến nay. Đây là nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng với kết quả tốt sau mổ. Cho thấy hiệu quả của kỹ thuật trong góp phần hạn chế rò niệu đạo sau mổ và sửa được tật cong dương vật thể nhẹ mà không cần khâu gấp bao trắng vùng lưng dương vật. Với tính đơn giản của kỹ thuật có thể ứng dụng trong phẫu thuật MNĐT thể thân dương vật gần gốc hoặc thân dương 3 vật xa gốc. Hoặc MNĐT thể giữa (phân loại theo MNĐT lạc chỗ) khi mà có thể phẫu tích được mô vật xốp ở hai bên sàn niệu đạo và che phủ qua niệu đạo mới, góp phần tái tạo lại cấu trúc giải phẫu bình thường của niệu đạo. Bố cục của luận án Luận án gồm có 129 trang: phần đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 31 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20 trang, kết quả nghiên cứu 31 trang, bàn luận 41 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Có 45 bảng, 21 biểu đồ, 1 sơ đồ, 51 hình, 124 tài liệu tham khảo (27 tiếng Việt, 107 tiếng nước ngoài). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.3. Giải phẫu học dương vật có miệng niệu đạo thấp 1.3.1. Bất thường miệng niệu đạo Miệng niệu đạo lạc chỗ có thể mở ra ở bất kỳ vị trí nào ở bụng dương vật từ quy đầu cho đến tận bìu, tầng sinh môn. Miệng niệu đạo có thể khác nhau về hình dạng, kích thước. 1.3.2. Cong dương vật Cong dương vật là hiện tượng bình thường trong quá trình hình thành niệu đạo dương vật. N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: