Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ khe hở môi một bên bằng vạt sụn da và mảnh ghép sụn vách ngăn

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.39 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ khe hở môi một bên bằng vạt sụn da và mảnh ghép sụn vách ngăn" được nghiên cứu với mục tiêu là: Khảo sát đặc điểm một số cấu trúc giải phẫu của mũi, hình thái, chức năng thở ở bệnh nhân đã mổ KHM một bên bẩm sinh; Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ KHM 1 bên bẩm sinh bằng vạt sụn da kết hợp mảnh ghép sụn vách ngăn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ khe hở môi một bên bằng vạt sụn da và mảnh ghép sụn vách ngăn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐÌNH CHƯƠNG NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH MŨI Ở BỆNH NHÂN ĐÃ MỔ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN BẰNG VẠT SỤN DA VÀ MẢNH GHÉP SỤN VÁCH NGĂN Ngành: TAI – MŨI - HỌNG Mã số: 9720155 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thiết Sơn TS. Nguyễn Thị Kiều Thơ Phản biện 1: ...................................................... Phản biện 2: ...................................................... Phản biện 3: ...................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - Thư viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Khe hở môi và vòm miệng (KHM-VM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt, có tần suất 1-2/1000 trẻ sinh ra. Tuy phẫu thuật tạo hình KHM đã được thực hiện từ rất lâu, việc tạo hình biến dạng mũi ở những bệnh nhân này vẫn luôn là vấn đề nan giải và chưa được giải quyết triệt để. Để đạt hiệu quả mong muốn, quá trình tạo hình mũi được thực hiện cùng lúc với thời điểm tạo hình KHM một bên đối với các biến dạng mũi nguyên phát và tiếp tục sau đó đối với các biến dạng mũi thứ phát ngay sau dậy thì. Bên cạnh những khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ, bệnh nhân có KHM một bên còn bị ảnh hưởng về mặt chức năng mũi. Phẫu thuật tạo hình biến dạng mũi thứ phát thường sử dụng phối hợp các kỹ thuật chỉnh hình thẩm mỹ mũi tiêu chuẩn kết hợp với các kỹ thuật đặc biệt dành riêng cho biến dạng mũi do dị tật KHM nhằm mục tiêu chính là tạo sự cân xứng cánh mũi, đỉnh mũi, trong đó việc tạo khung nâng đỡ mũi vững chắc là rất cần thiết. Việc đánh giá đặc điểm biến dạng, đưa ra phương pháp tạo hình mô mềm, chuyển vị sụn cánh mũi và tạo khung nâng đỡ đầu mũi vững chắc từ chính mảnh ghép vách ngăn được thu hoạch khi chỉnh hình vách ngăn mang lại hiệu quả như thế nào về thẩm mỹ, chức năng cho bệnh nhân đã phẫu thuật tạo hình KHM một bên; chính vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ khe hở môi một bên bằng vạt sụn da và mảnh ghép sụn vách ngăn”. Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát đặc điểm một số cấu trúc giải phẫu của mũi, hình thái, chức năng thở ở bệnh nhân đã mổ KHM một bên bẩm sinh. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ KHM 1 bên bẩm sinh bằng vạt sụn da kết hợp mảnh ghép sụn vách ngăn. 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu 36 trường hợp biến dạng mũi thứ phát trên bệnh nhân đã mổ KHM một bên bẩm sinh với phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả lâm sàng hàng loạt ca, có can thiệp lâm sàng không đối chứng. Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn - Nghiên cứu giúp xác định một số cấu trúc giải phẫu của mũi, hình thái mũi và chức năng thở ở bệnh nhân đã mổ KHM một bên. - Đề xuất một số cải tiến về mặt kỹ thuật phương pháp chỉnh hình vách ngăn, vạt sụn da, mảnh ghép vách ngăn trong phẫu thuật. - Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình biến dạng mũi ở bệnh nhân đã mổ KHM một bên bằng vạt sụn da và mảnh ghép vách ngăn. Bố cục của luận án Luận án 134 trang, gồm: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 36 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28 trang, kết quả 31 trang, bàn luận 34 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Có 40 bảng, 13 biểu đồ, 1 sơ đồ, 68 hình và 122 tài liệu tham khảo (12 tiếng Việt, 110 tiếng nước ngoài). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu - sinh lý mũi Mũi được tạo nên bởi các tiểu đơn vị mũi có tính đối xứng hai bên và kết hợp hài hòa với các đơn vị mặt kế cận gồm tháp mũi, 2 cạnh bên mũi, đầu mũi (vùng trên đỉnh mũi, 2 điểm đỉnh mũi, vùng dưới đỉnh mũi), tam giác mô mềm, cánh mũi và tiểu trụ. Cấu trúc bên ngoài của mũi bao gồm: tháp mũi, đầu mũi. Vùng đầu mũi được xác định bắt đầu từ 2/5 đến 1/3 dưới của mũi, bao gồm các tiểu đơn vị đầu mũi. Đầu mũi được tạo nên từ các cấu trúc khung xương (xương hàm trên, gai mũi), khung sụn (2 sụn cánh mũi bên dưới và phần đuôi vách ngăn), da và mô mềm che phủ. 3 Cấu trúc vùng tháp mũi bao gồm: phần sụn và phần xương. Phần xương tháp mũi được cấu tạo chính bởi hai xương chính mũi, gai mũi xương trán và mỏm trán của xương hàm trên. Phần sụn của tháp mũi được cấu tạo bởi phần sụn của vách ngăn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: