Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tình hình lao phổi mới AFB (+), đặc điểm gen học vi khuẩn lao và kết quả điều trị vi khuẩn lao đa kháng phát hiện tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2018-2020

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (54 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tình hình lao phổi mới AFB (+), đặc điểm gen học vi khuẩn lao và kết quả điều trị vi khuẩn lao đa kháng phát hiện tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2018-2020" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ lao phổi mới AFB (+) và đặc điểm dịch tễ học của lao mới ở người từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm từ 2018 - 2020; Mô tả đặc điểm gen học và tính đột biến kháng thuốc lao của các chủng vi khuẩn lao ở người mắc lao phổi mới AFB (+) tại Đồng Tháp; Xác định tỷ lệ kháng thuốc và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lao phổi mới AFB(+), đánh giá kết quả điều trị lao đa kháng thuốc trong 3 năm 2018-2020 và tìm hiểu mối liên quan giữa kết quả điều trị lao đa kháng thuốc năm 2020 với đặc điểm gen vi khuẩn lao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tình hình lao phổi mới AFB (+), đặc điểm gen học vi khuẩn lao và kết quả điều trị vi khuẩn lao đa kháng phát hiện tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2018-2020BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN HỮU THÀNH NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LAO PHỔI MỚI AFB (+), ĐẶC ĐIỂM GEN HỌC VI KHUẨN LAO VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN LAO ĐA KHÁNG PHÁT HIỆN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2018-2020 Chuyên ngành: Y tế Công cộng Mã số: 62.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Cần Thơ, năm 2024Công trình được hoàn thành tại:Trường Đại học Y Dược Cần ThơNgười hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Phạm Thị TâmPGS.TS. Trần Ngọc DungPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơvào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Ngọc Dung, Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Khoa Thi, Huỳnh Thị QuỳnhNgân, Nguyễn Thanh Phương, Hà Mẫn Ngọc (2023), “Tỷ lệ mắc và đặc điểm dịch tễ họclao mới tại tỉnh Đồng Tháp năm 2020”, Tạp chí Y học Việt Nam, 524(1B), tr.351-357. 2. Nguyễn Hữu Thành, Trần Ngọc Dung, Phạm Thị Tâm, Lê Thi Kim Thư, ĐinhMinh Lộc, Trịnh Thị Hồng Của, Đinh Thị Hương Trúc (2023), “Tình hình và kết quả điềutrị lao mắc mới trong 3 năm 2018-2020 tại tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Y học Việt Nam,531(1), tr. 195-201. 3. Nguyễn Hữu Thành, Phạm Thị Tâm, Trần Ngọc Dung, Đặng Thị Phương Lan,Dương Thị Loan, Hà Mẫn Ngọc, Trịnh Thị Hồng Của, Đinh Thị Hương Trúc (2023),“Tình hình lao đa kháng và kết quả điều trị trong 3 năm 2018-2020 tại tỉnh Đồng Tháp”,Tạp chí Y học Việt Nam, 531(1), tr. 252-257. 4. Đỗ Tấn Khang, Dương Thế Long, Trần Ngọc Dung, Dương Thị Loan, Đinh ThịHương Trúc, Trịnh Thị Hồng Của, Nguyễn Hữu Thành, Phạm Đắc Lộc (2023), “Đặc điểmđột biến gene kháng thuốc Rifampicin và Isoniazide của vi khuẩn lao ở Đồng Tháp”, Tạpchí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 1GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bệnh lao vẫn là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe toàn cầu. Ước tính có gần 2 tỷ người bịnhiễm vi khuẩn lao, mỗi năm có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao, 1,6 triệu người chết vì bệnh này. Bệnh laolà một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, là tác nhân hàng đầu gây bệnh truyền nhiễm (trên cảHIV/AIDS); mỗi năm có hàng triệu người mắc, đặc biệt là lao đa kháng thuốc, tình hình dịch tễ lao kháng thuốccó diễn tiến rất phức tạp và đã xuất hiện hầu hết các quốc gia. Trong công cuộc loại trừ bệnh lao, dịch tễ học phân tử bệnh lao có vai trò quan trọng trong việc cung cấpnền tảng cơ sở khoa học cho xây dựng và phát triển các công cụ mới đồng thời xây dựng chiến lược kiểm soátphù hợp và hiệu quả. Đồng Tháp là một tỉnh thuộc miền tây Nam Bộ, nơi có tình hình mắc lao cao trên cả nước, đứng hàng thứ 2 của13 tỉnh khu vực tây Nam Bộ, ước tính bệnh lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học là 93/100.000 dân. Tình hình dịchtễ lao tỉnh Đồng Tháp vẫn còn phức tạp, mặc dù kết quả điều trị rất hiệu quả, với tỷ lệ điều trị thành công hơn 90%nhưng tỷ lệ bệnh lao mắc mới hàng năm giảm rất ít. Mặc khác, lao đa kháng diễn tiến rất phức tạp, vì vậy chúng tôimuốn nghiên cứu tình hình mắc lao mới và đặc điểm dịch học lao mới và đặc điểm gen học chủng vi khuẩn lao tại ĐồngTháp với các mục tiêu sau:MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1. Xác định tỷ lệ lao phổi mới AFB (+) và đặc điểm dịch tễ học của lao mới ở người từ 15 tuổi trở lên của tỉnhĐồng Tháp trong 3 năm từ 2018 - 2020.2. Mô tả đặc điểm gen học và tính đột biến kháng thuốc lao của các chủng vi khuẩn lao ở người mắc lao phổimới AFB (+) tại Đồng Tháp.3. Xác định tỷ lệ kháng thuốc và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lao phổi mới AFB(+), đánh giá kết quả điều trịlao đa kháng thuốc trong 3 năm 2018-2020 và tìm hiểu mối liên quan giữa kết quả điều trị lao đa kháng thuốc năm 2020với đặc điểm gen vi khuẩn lao.2. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 2.1. Về dịch tễ: Đây là đề tài đầu tiên ghi nhận những đặc điểm dịch tễ học lao mắc mới có AFB (+) của tỉnh Đồng Tháptrong 3 năm kết quả cho thấy tình hình dịch tễ bệnh lao vẫn không thay đổi mặc dù CTCL tỉnh hoạt động theođúng hướng dẫn của CTCLQG, đã chứng minh rằng phương pháp tầm soát lao cổ điển không còn phù hợp vớitình hình bệnh lao hiện nay. Mặc khác, đề tài cũng đưa ra được các các yếu tố nguy cơ, các bệnh đồng mắc, kếtquả điều trị và các mối liên quan với kết quả điều trị và ở người bệnh lao mới mắc, lao kháng thuốc. 2.2. Về gen học Đóng góp mới lớn nhất của đề tài này là cung cấp dữ liệu về bộ gen của 195 chủng vi khuẩn lao tỉnh ĐồngTháp, được phân tích bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới, một kỹ thuật mà thế giới đang triển khai trongphân tích dịch tễ học phân tử vi khuẩn lao hiện nay. Có thể nói, đây là kỹ thuật lần đầu tiên được triển khai tạiViệt Nam trong phân tích dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam. Cụ thể các điểm mới như sau: Đặc điểm về phân bố dòng của các chủng VKL thuộc 3 dòng: dòng EAI chiếm 47,2% cao nhất, kế đó làdòng Beijing chiếm 46,1% và dòng T/H chiếm tỉ lệ thấp (6,7%), các dưới dòng gồm: dòng Beijing có các dưới 2dòng: Beijing-RD105, Beijing-RD150, BeijingRD181 và Beijing-RD207. Dòng EAI có các dưới dòng là: EAI2,EAI4, EAI5. Dòng T/H phát hiện được các dưới dòng gồm: T/H, T1/H1, T1/T2 và T1/T2/T3/T5. - Đặc điểm về đột biến gen VKL: Tần suất đột biến gen là 93,8%. Trong đó, tỷ lệ đột biến gen ở nhóm VKLcộng đồng là 95,4%; nhóm VKL tại Bệnh viện là 84,4%; nhóm VK ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: