Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng cố định ngoài kéo da tự chế trong điều trị vết thương thiếu da vùng cẳng - bàn chân

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 431.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là xác định tính an toàn dụng cụ cố định ngoài kéo da tự chế. Đánh giá hiệu quả sử dụng dụng cụ cố định ngoài kéo da tự chế ở vùng cẳng-bàn chân về mức độ đóng kín vết thương, chức năng da tại nơi kéo và biến chứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng cố định ngoài kéo da tự chế trong điều trị vết thương thiếu da vùng cẳng - bàn chânBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN ĐÔI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỐ ĐỊNH NGOÀI KÉO DA TỰ CHẾ TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƢƠNG THIẾU DA VÙNG CẲNG - BÀN CHÂN Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số: 62720129 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại: Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. LÊ VĂN CƢỜNG 2. PGS.TS. ĐỖ PHƢỚC HÙNG Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Đăng Ninh Bệnh viện 103 Học viện Quân Y Phản biện 2: PGS.TS. Trần Công Toại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vào lúc .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm ........ Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - Thư viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khuyết hổng da ở chi dưới là tổn thương thường gặp, nhất là vùngcẳng-bàn chân với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhânthường gặp nhất là do chấn thương, chiếm tỉ lệ 40,6%. Che phủ cáckhuyết hổng ở 1/3 dưới cẳng chân, bàn chân vẫn còn là thách thức, đặcbiệt vùng gót chân thường khó khăn và lâu dài. Điều trị thiếu da vùng cẳng-bàn chân có nhiều phương pháp như:ghép da rời, vạt chéo chân, vạt tại chỗ hay vạt tự do …Tuy nhiên, mỗiphương pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó. Trong trường hợp vết thương kích thước không lớn, đặc biệt có lộgân xương, nhu cầu che phủ sớm để tránh viêm bề mặt là cần thiết.Nếu khâu khép vết thương ngay da sẽ rất căng và dễ hoại tử, nếu dùngcác vạt có cuống mạch nuôi dù là tại chỗ hoặc cuống tự do có nốimạch vi phẫu đều rất lãng phí. Khi đó phương pháp kéo da từ từ đượcưu tiên lựa chọn Cơ sở khoa học của kỹ thuật kéo da là ứng dụng đặc tính co giãnvốn có của da. Dưới một lực cơ học kiểm soát có thể kéo da giãn rộngđến một mức độ đáng kể trong một thời gian ngắn. Ưu điểm của phương pháp kéo da là da thu được từ vùng kế cậnbình thường nên có cùng màu sắc, cấu trúc và độ dày; vì thế vạt cócảm giác và tính thẩm mỹ. Sure-Closure là dụng cụ kéo da nổi bật do được nhiều người ápdụng vì tính an toàn, dụng cụ có sẵn vạch đo lực kéo, sử dụng đơngiản, kéo da hiệu quả cao với lực kéo mạnh (3kg lực). Tuy nhiên, giáthành dụng cụ này cao, khó áp dụng tại Việt Nam. Dựa nguyên lý hoạt động dụng cụ Sure-Closure, chúng tôi tự chếdụng cụ cố định ngoài kéo da phù hợp với nhu cầu sử dụng trongnước, sản xuất bằng vật liệu sẵn có và giá thành thấp. 2 Tuy nhiên, dụng cụ t7ự chế còn mới và chưa được thực nghiệm vềđộ bền vững, nên khi áp dụng trên người bệnh có an toàn hay không?Và hiệu quả của dụng cụ cố định ngoài kéo da tự chế khi áp dụng ởvùng cẳng - bàn chân như thế nào? Ngoài ra, dụng cụ này có gây rabiến chứng cũng như di chứng ảnh hưởng đến chức năng đối với bệnhnhân bị vết thương thiếu da ở cẳng - bàn chân hay không? Để trả lờicâu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu nhưsau: 1. Xác định tính an toàn dụng cụ cố định ngoài kéo da tự chế. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng dụng cụ cố định ngoài kéo da tự chếở vùng cẳng-bàn chân về mức độ đóng kín vết thương, chức năng datại nơi kéo và biến chứng.Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI Dụng cụ cố định ngoài kéo da tự chế từ vật liệu sẵn có, giá thànhthấp kéo da thành công vùng cẳng - bàn chân (da mỏng và da dày), đặcbiệt vùng gót chân là nơi chỉ có dụng cụ Proxiderm áp dụng (13/14 THthành công). Dụng cụ này giúp các bác sĩ chấn thương chỉnh hình, tạohình thêm chọn lựa trong kế hoạch điều trị vết thương thiếu da ở vùngcẳng – bàn chân. Kỹ thuật xác định lực kéo da an toàn lúc đặt dụng cụ, lúc khâu dagiúp các phẫu thuật viên tránh các biến chứng; chỉ dựa vào lâm sàngmà không phải dùng các phương tiện đắt tiền như: đo oxy qua da, siêuâm laser doppler. Việc xác định khoảng thời gian giữa các lần kéo da ởvùng cẳng – bàn chân giúp kéo da chính xác, hiệu quả hơn.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 125 trang bao gồm: đặt vấn đề 3trang, tổng quan tài liệu 36 trang, đối tượng và phương pháp nghiêncứu 25 trang, kết quả nghiên cứu 34 trang, bàn luận 24 trang, kết luận 32 trang và kiến nghị 1 trang. Bên cạnh đó, luận án có 35 bảng, 2 biểuđồ, 55 hình, 132 tài liệu tham khảo (23 tiếng Việt, 107 tiếng Anh, 2tiếng Pháp), 10 bệnh nhân minh họa gồm kết quả gần và xa. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Cấu trúc mô học của da1.2. Đặc tính cơ sinh học của da 1.2.1. Đặc tính không tuyến tính Dưới lực tác động (lực căng da) da sẽ bị kéo giãn. Nếu lực căngtiếp tục tăng thì lúc đầu da sẽ giãn mức độ tương ứng nhưng về sau độgiãn của da sẽ giảm và cuối cùng không thể giãn nữa. 1.2.2. Đặc tính không đẳng hướng Tại 1 vị trí với cùng lực tác động lên da, độ giãn của da khônggiống nhau theo các hướng kéo. 1.2.3. Đặc tính chun quánh 1.2.3.1. Tính dão  Dão sinh học Dão sinh học là tình trạng xảy ra chậm chạp ở dưới da do lực tácđộng tăng dần như khối u, béo phì, có thai hoặc đặt các túi giãn da.Đây là sự thích nghi từ từ của mô.  Dão cơ học Dão cơ học cho phép da dưới lực tác động da có thể giãn rộngvượt qua khả năng bình thường vốn có của nó theo thời gian và cu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: