Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh Hirschsprung

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh Hirschsprung" được nghiên cứu với mục tiêu: Ứng dụng quy trình phẫu thuật nội soi một đường rạch trong điều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ em; Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi một đường rạch trong điều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh Hirschsprung BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐÀO ĐỨC DŨNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNGPHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT ĐƯỜNG RẠCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIRSCHSPRUNG Chuyên ngành : Ngoại khoa Mã số : 9720104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Đức Hậu 2. PGS.TS. Phạm Duy Hiền Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Việt Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng Phản biện 3: PGS.TS. Kim Văn VụLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại Trường Đại học Y Hà Nội vào hồi ... ngày ... tháng ... năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại Học Y Hà NộiCÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN1. Đào Đức Dũng, Bùi Đức Hậu, Phạm Duy Hiền. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ em. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;162(1):198-205.2. Đào Đức Dũng, Bùi Đức Hậu, Trần Anh Quỳnh, Lê Quang Dư, Hoàng Hữu Kiên, Lê Hoàng Long, Phạm Duy Hiền. Phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ sơ sinh. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;165(4):148-156. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Hirschsprung là một rối loạn phát triển của hệ thống thầnkinh ruột được đặc trưng bởi không có các tế bào hạch trong đám rốithần kinh dưới niêm mạc và lớp cơ của thành ruột. Đoạn vô hạch bắtđầu ở cơ thắt trong hậu môn và kéo dài lên phía trên với các mức độkhác nhau. Hầu hết các trường hợp bệnh Hirschsprung được chẩn đoánở giai đoạn sơ sinh. Phẫu thuật là nguyên tắc trong điều trị với nhiềuphương pháp khác nhau, trong đó ba kỹ thuật áp dụng phổ biến nhất làphẫu thuật Swenson, Soave và Duhamel. Mục tiêu của phẫu thuật là cắtbỏ đoạn đại tràng vô hạch và lập lại lưu thông ruột bằng cách đưa đoạnruột có hạch bình thường nối xuống ống hậu môn, bảo tồn chức năng cơthắt. Năm 1995, Georgeson lần đầu tiên báo cáo áp dụng phẫu thuật nộisoi (PTNS) điều trị bệnh Hirschsprung cho thấy hiệu quả vượt trội sovới mổ mở. Năm 1998, De la Torre đã mô tả kỹ thuật hạ đại tràng hoàntoàn qua đường hậu môn mà không cần thăm dò ổ bụng. Đến nay, haiđường mổ được áp dụng phổ biến nhất là PTNS và đường qua hậu môn. PTNS kinh điển dùng ba trocar hoặc nhiều hơn đặt vào các vị tríkhác nhau ở thành bụng để thực hiện phẫu thuật và do đó sẽ để lại sẹomổ ở các chỗ tương ứng. Nhằm giảm hơn nữa các sang chấn và có kếtquả thẩm mỹ tốt hơn, năm 2010, Muensterer đã áp dụng thành côngphẫu thuật nội soi một đường rạch (PTNSMĐR) để điều trị bệnhHirschsprung. Phẫu thuật này chỉ dùng một đường rạch da duy nhất chotrocar thay cho nhiều chỗ như PTNS thông thường và như vậy sẽ chỉ đểlại một sẹo nhỏ hoặc thậm chí coi như không để lại sẹo khi vết mổ điqua rốn. Tại Việt Nam, giai đoạn 2013-2015, PTNSMĐR đã đượcnghiên cứu với đề tài cấp Nhà nước do nhóm nghiên cứu Bệnh viện NhiTrung ương thực hiện thành công trên một số bệnh ở trẻ em trong đó cóbệnh Hirschsprung. Tuy nhiên đề tài nhánh cấp Nhà nước chỉ lựa chọncác trẻ dưới 12 tháng tuổi với đoạn vô hạch giới hạn ở đại tràng sigma,chưa đánh giá chức năng đại tiện cho các trẻ trên ba tuổi. Từ đó đến naychưa có luận án nào về PTNSMĐR điều trị bệnh Hirschsprung, vấn đềmở rộng chỉ định cho các trẻ lớn hơn hoặc với đoạn vô hạch phía trênđại tràng sigma cần được nghiên cứu. Quan điểm của các phẫu thuật viên nhi trên thế giới về điều trịbệnh Hirschsprung là phẫu thuật sớm, phẫu thuật một thì với phươngpháp ít xâm lấn. Mổ sớm ở giai đoạn sơ sinh vẫn còn đang được bànluận. Mặc dù phẫu thuật ở trẻ sơ sinh có một số lợi điểm hơn so với trẻ 2lớn như đại tràng giãn ít hơn, thành bụng mỏng và trường phẫu tích dễthao tác, tuy nhiên đánh giá biến chứng sau mổ cùng với chức năng đạitiện so với trẻ ngoài tuổi sơ sinh sẽ cần được làm rõ hơn để trả lời câuhỏi về chọn tuổi mổ giai đoạn sơ sinh hay không. Cho đến nay, các nghiên cứu về ứng dụng PTNSMĐR điều trịbệnh Hirschsprung trên các bệnh nhi còn ít và kết quả cũng còn nhiềuvấn đề cần được cải thiện. Chỉ định của phương pháp này cho nhữngtrường hợp nào, kỹ thuật thực hiện có những thuận lợi và khó khăn gìvà kết quả ngắn hạn cũng như lâu dài ra sao là những vấn đề cần quantâm. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, nhằm góp phần nghiên cứu hiệuquả điều trị bệnh Hirschsprung bằng kỹ thuật mổ ít xâm hại, đề tài“Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trịbệnh Hirschsprung” được thực hiện với hai mục tiêu: 1. Ứng dụng quy trình phẫu thuật nội soi một đường rạch trongđiều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ em. 2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi một đường rạch trongđiều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ em. Chương 1 TỔNG QUAN1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HIRSCHSPRUNG1.1.1. Nguyên nhân và sinh lý bệnh Bệnh Hirschsprung là một bệnh thần kinh bẩm sinh, một bệnhcủa mào thần kinh. Bệnh xảy ra do sự thất bại trong quá trình tăng sinh,di cư, biệt hóa và/hoặc sống sót của tế bào có nguồn gốc từ mào thầnkinh, dẫn đến tình trạng vô hạch ở đoạn xa của ruột có chiều dài khácnhau. Bênh Hirschsprung có yếu tố di truyền phức tạp với mức độ rấtkhác nhau liên quan đến nguyên nhân của bệnh. Các anh chị em ruộtmắc bệnh Hirschsprung sẽ tăng nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh khoảng3,6-7,8%. Khoảng 30% BN có liên quan đến nhiễm sắc thể và/hoặc dịtật bẩm sinh, trẻ hội chứng Down có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 40 lần. Trong bệnh H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: