Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Rối loạn phospho máu và hội chứng nuôi ăn lại

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.65 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là xác định nguy cơ hạ phospho máu trong 1 tuần điều trị đầu ở bệnh nhân khoa Hồi sức nhi (PICU). Xác định nguy cơ hội chứng Nuôi ăn lại trong 1 tuần điều trị đầu ở bệnh nhân khoa Hồi sức nhi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Rối loạn phospho máu và hội chứng nuôi ăn lạiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ THU HẬU RỐI LOẠN PHOSPHO MÁU VÀ HỘI CHỨNG NUÔI ĂN LẠI Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 62720135 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN 2. PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤNPhản biện 1: ............................................................Phản biện 2: ............................................................Phản biện 3: ............................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trườnghọp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minhvào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - Thư viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Tính cấp thiết của đề tài Rối loạn dinh dưỡng rất phổ biến ở nhóm bệnh nhân (BN) khoa Hồi sức (ICU), ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Hội chứng Nuôi ăn lại (HCNAL), hậu quả của việc cung cấp chất dinh dưỡng quá nhiều và quá nhanh ở những BN có thiếu hụt dinh dưỡng nặng hoặc suy dinh dưỡng nặng trước đó, cơ chế chính là hạ phospho máu, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng BN nếu không nhận ra và không điều trị đúng. HCNAL dù chỉ xảy ra ở 2-3% BN nội trú, nhưng có tần suất khá cao, tới 20-80% ở BN nặng, tuy vậy vẫn chưa được các bác sĩ điều trị quan tâm đúng mức.Trong nhi khoa, mới chỉ có các nghiên cứu (NC) về yếu tố nguy cơ của hạ phospho máu chứ chưa có NC về HCNAL.Với những BN hạ phospho máu nặng, việc cung cấp phospho qua đường miệng không hiệu quả, đòi hỏi phải truyền qua đường tĩnh mạch. Ở Việt nam hầu như chưa có chế phẩm bù phospho tĩnh mạch, các phác đồ điều trị bệnh chưa cập nhật xử trí hạ phospho và HCNAL, các bác sĩ cũng chưa quan tâm. Vì vậy, NC để tìm ra tỉ lệ hạ phospho máu, tỉ lệ HCNAL ở BN nặng và các yếu tố liên quan là rất cần thiết. Từ kết quả NC này, bước đầu đưa ra những cảnh báo cho các bác sĩ điều trị về nguy cơ xảy ra, chuẩn bị sẵn các phương tiện, thuốc men, biện pháp hỗ trợ để ứng phó khi cần, cũng như xây dựng hướng dẫn phòng ngừa hạ phospho máu và HCNAL khi hỗ trợ dinh dưỡng cho BN nặng. Mục tiêu nghiên cứu1. Xác định nguy cơ hạ phospho máu trong 1 tuần điều trị đầu ở bệnh nhân khoa Hồi sức nhi (PICU).2. Xác định nguy cơ hội chứng Nuôi ăn lại trong 1 tuần điều trị đầu ở bệnh nhân khoa Hồi sức nhi. 2Điểm mới của đề tài Hạ phospho máu và HCNAL ở người lớn có khá nhiều NC, nhưngkết quả chưa thống nhất và đa số nghiên cứu là mô tả, hoặc cỡ mẫunhỏ. Ở trẻ em, có vài NC về hạ phospho máu ở BN nặng nhưng chưacó NC phân tích nào về HCNAL, mà chỉ có báo cáo ca bệnh. NC nàyđưa ra được tỉ lệ mắc mới cũng như yếu tố nguy cơ của hạ phosphomáu đầu tiên ở Việt nam và là NC đầu tiên đưa ra tỉ lệ mắc mới cũngnhư yếu tố nguy cơ bị HCNAL ở bệnh nhân tại khoa Hồi sức nhi .Bố cục của luận án Luận án gồm 107 trang: phần mở đầu 2 trang, câu hỏi và mục tiêunghiên cứu 2 trang, tổng quan tài liệu 35 trang, phương pháp nghiêncứu 17 trang, kết quả nghiên cứu 18 trang, bàn luận 31 trang, kết luậnvà kiến nghị 2 trang. Luận án có 42 bảng, 5 sơ đồ, có 214 tài liệutham khảo, 15 tài liệu tiếng Việt và 199 tài liệu tiếng Anh. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nếu chức năng thận bình thường, phospho máu ít tăng do đượctuyến cận giáp và FGF23 ở xương điều chỉnh hấp thu phospho tạiruột và mức thải tại thận. Hạ phospho máu ở BN nặng thường gặphơn và gây nguy hiểm cho BN nhiều hơn tăng phospho máu. 1.2.2 Nguyên nhân gây hạ phospho máu Do 4 nhóm nguyên nhân: rối loạn tái phân bố phospho từ dịchngoại bào vào trong tế bào (trong HCNAL), giảm hấp thu phospho ởruột, tăng thải phospho ở thận, lọc thận. 1.2.4 Hạ phospho máu ở BN nội trú và BN nặng Tỉ lệ ở BN nội trú khoảng 1-5%, nhưng rất cao ở BN nặng, ở khoaHồi sức có thể tới 60-80% nếu có nhiễm trùng huyết, sơ sinh nontháng tại khoa Hồi sức sơ sinh lên đến 91% trong 3 ngày đầu. Từ1990-2004, có 27 NC được báo cáo, 8 báo cáo trên bệnh nhi, có 1 thử 3nghiệm lâm sàng và một NC hồi cứu, còn lại đều là báo cáo ca bệnh.Tần suất giảm phospho máu là trên 50%. Những yếu tố liên quannhiều nhất là suy dinh dưỡng (SDD), nhiễm trùng huyết, dùng lợitiểu, dùng steroid, bệnh lý hô hấp, có sử dụng dopamine. Ở Việt nam, mới có 5 NC về hạ phospho máu. Tại khoa ICU bệnhviện(BV) Nhân dân Gia định, tỉ lệ hạ phospho máu trong 3 ngày đầulà 31,97% (2013), của BN thở máy tại BV Thống nhất là 65,17%(2015). Tỉ lệ hạ phospho máu tại khoa Hồi sức BV Nhi đồng 2 khivào khoa là 69,5%, ngày 3 44,9%, ngày 7 là 48,1% và ngày 14 là37,3%, làm kéo dài thời gian nằm điều trị tại khoa (2012). 1.3.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán HCNAL Là sự dịch chuyển bất thường một cách nhanh chóng củadịch và điện giải khi được nuôi dưỡng trở lại bằng đường tĩnh mạchhoặc đường tiêu hóa sau một thời gian thiếu năng lượng (E) hoặc suydinh dưỡng (SDD) nặng. Cơ chế chính và bệnh cảnh chính là tìnhtrạng hạ phospho hay hạ phosphat máu và những biểu hiện lâm sàngcủa hạ phospho. Ngoài ra, có thể biểu hiện bằng mất cân bằng dịchvà Na, thiếu vitamin B1, hạ kali máu, hạ magne máu, thay đổi trongchuyển hóa glucose, protein và lipid, gây suy đa cơ quan nếu khôngđược phát hiện và xử lí sớm. Ở nhi khoa, chỉ có báo cáo ca bệnhHCNAL, chưa có NC tìm yếu tố nguy cơ và tỉ lệ bị HCNAL. 1.3.3 Cơ c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: