Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tiêu chuẩn hoá dược liệu Đương quy Nhật Bản di thực từ cây Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa trồng tại Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 757.46 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Tiêu chuẩn hoá dược liệu Đương quy Nhật Bản di thực từ cây Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa trồng tại Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu là: Định danh cây thuốc Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa bằng phương pháp phân tích thực vật và giải trình tự gen; Tiêu chuẩn hoá dược liệu từ cây Đương quy Nhật Bản trồng tại Việt Nam, từ đó thiết lập dược liệu đối chiếu rễ Đương quy Nhật Bản Radix Angelicae acutilobae. Đề xuất dự thảo nâng cấp chuyên luận "Đương quy Nhật Bản di thực (rễ) Radix Angelicae acutilobae".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tiêu chuẩn hoá dược liệu Đương quy Nhật Bản di thực từ cây Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa trồng tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- PHẠM THỊ MINH TÂM TIÊU CHUẨN HOÁ DƯỢC LIỆU ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN DI THỰC TỪ CÂY ANGELICA ACUTILOBA (SIEB. ET ZUCC.) KITAGAWA TRỒNG TẠI VIỆT NAM Ngành: Kiểm nghiệm thuốc và độc chất Mã số: 62.72.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y/DƯỢC HỌC TP. Hồ Chí Minh, năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Thanh TS. Lê Thị Thu Cúc Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Thị Minh Tâm, Thạch Giang , Lê Thị Thu Cúc, Nguyễn Ngọc Vinh , Nguyễn Văn Thanh, (2018), “Phân lập và tinh chế Z ligustilid từ Đương Quy Nhật Bản làm chất đối chiếu”, Tạp chí Dược học, Số 498, năm 57, Số 10/2017, tr. 55-58. 2. Phạm Thị Minh Tâm, Hồ Xuân Hương , Lê Khánh Trúc Diễm, Nguyễn Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Thanh, (2018), “Ứng dụng kỹ thuật DNA barcoding trong định danh một số giống đương quy đang lưu hành tại Việt Nam”, Tạp chí Dược học, Số 501, năm 58, Số 01/2018, tr. 63-67. 3. Phạm Thị Minh Tâm, Lê Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Thanh, (2020), 'Phân lập 3 furanocoumarin từ rễ Angelica acutiloba Kitagawa trồng tại Lâm Đồng”,Tạp chí Y Dược học, Số 8, tháng 11/2020, tr. 37-41. 4. Thi Minh Tam Pham, Thi Thu Cuc Le, Van Thanh Nguyen, Viet Hung Tran, (2021), “Simultaneous quantitative analysis of five components in Angelica sinensis and Angelica acutiloba acclimatized growing in vietnam by high-performance liquid chromatography with photodiode array detector”,World Journal of Traditional Chinese Medicine, Volume 7 | Issue 1 | January-March 2021, DOI: 10.4103/wjtcm.wjtcm_28_20 5. Pham T.M.T., Le T.T.C., Tran V.H., Nguyen V.T. (2021), “Isolation and identification of two flavonoid compounds from acclimatized Angelica acutiloba Kitagawa growing in Vietnam”, World Journal of Traditional Chinese Medicine, 2021(x), xx-xx (Accepted by July 1st, 2021) -­‐  1  -­‐     GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của luận án Đương quy là dược liệu quý và phổ biến trong Đông y, đa phần dược liệu Đương quy (Angelica sinensis) đều nhập từ Trung quốc. Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) được trồng rất nhiều tại các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Quảng Nam,... và các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, ... Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào công tác kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng dược liệu là một yêu cầu cấp bách và cần thiết để theo kịp với thế giới, phục vụ cho nhu cầu của xã hội, cũng là một trong những động thái để tìm đầu ra cho Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) đang được nhân dân trồng ở quy mô công nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Vì tính chất cấp thiết trên, đề tài: 'Tiêu chuẩn hóa dược liệu Đương quy Nhật Bản di thực từ cây Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa trồng tại Việt Nam' được thực hiện với mục tiêu xây dựng tiêu chuẩn và thiết lập cơ sở khoa học nhằm đề xuất dự thảo nâng cấp chuyên luận 'Đương quy di thực' với các mục tiêu cụ thể như sau: 1.   Định danh cây thuốc Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa bằng phương pháp phân tích thực vật và giải trình tự gen. -­‐  2  -­‐     2.   Chiết xuất, tinh chế và xác định cấu trúc một số thành phần hóa học chính trong Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa. 3.   Thiết lập một số chất đối chiếu hóa học đặc trưng cho dược liệu Đương quy Nhật Bản di thực Radix Angelicae acutilobae 4.   Xây dựng các quy trình định tính và định lượng đồng thời một số chất trong dược liệu Radix Angelicae acutilobae. 5.   Tiêu chuẩn hoá dược liệu từ cây Đương quy Nhật Bản trồng tại Việt Nam, từ đó thiết lập dược liệu đối chiếu rễ Đương quy Nhật Bản Radix Angelicae acutilobae. Đề xuất dự thảo nâng cấp chuyên luận 'Đương quy Nhật Bản di thực (rễ) Radix Angelicae acutilobae'. 3. Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn 1.   Đánh giá mức độ phân biệt của 4 trình tự ITS, rbcL, matK, đoạn chèn trnH-psbA trên A. acutiloba. Đề xuất trình tự tham chiếu của ITS, mat ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: