Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học phân tử của sán lá gan lớn tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 842.60 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là xác định một số chỉ số hình thái và phân loại sán lá gan lớn tại Việt Nam bằng phương pháp hình thái học. Xác định thành phần loài và phân tích một số đặc điểm phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học phân tử của sán lá gan lớn tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG ĐỖ NGỌC ÁNH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA SÁN LÁ GAN LỚN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Ký sinh trùng Y học Mã số: 62 72 01 16 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2017 Công trình hoàn thành tại HỌC VIỆN QUÂN Y Cán bộ hƣớng dẫn khoa hoc: 1. PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực 2. PGS.TS. Trần Thanh Dƣơng Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thanh Hòa Cơ quan: Viện CNSH, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Đoàn Huy Hậu Cơ quan: Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng vào hồi ……..giờ, ngày……..tháng……năm…… Có thể tìm thấy luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Bệnh do sán lá gan lớn (SLGL) ở người và động vật do Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758) và Fasciola gigantica (Cobbold, 1885) gây ra. Đây là bệnh nhiệt đới bị lãng quên, lây truyền từ động vật sang người thông qua đường thực phẩm. Trong 25 năm qua, toàn thế giới có khoảng 17 triệu người mắc bệnh và 180 triệu người sống trong vùng nguy cơ nhiễm SLGL. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 2,4 triệu người tại hơn 70 quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh do SLGL. F. hepatica và F. gigantica có thể được phân biệt dựa vào hình thái nhưng phương pháp hình thái bộc lộ nhiều hạn chế. Dạng trung gian (Fasciola sp.) với hình thái và kiểu gen hỗn hợp của F. hepatica và F. gigantica, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm Việt Nam, rất khó xác định loài bằng hình thái. Vì vậy, ở những nơi tồn tại dạng trung gian, trong giám định loài SLGL, bên cạnh phương pháp hình thái học, ứng dụng sinh học phân tử là rất cần thiết. Hiện nay, dữ liệu hình thái và phân tử của SLGL ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu về hình thái và phân tử của SLGL là rất cần thiết. Đó là lý do chúng tôi tiến hành đề tài “ t v ts s t s t t . 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định một số chỉ số hình thái và phân loại sán lá gan lớn tại Việt Nam bằng phương pháp hình thái học. 2. Xác định thành phần loài và phân tích một số đặc điểm phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam. 3. Tính khoa học, tính mới và tính thực tiễn của đề tài - Bằng việc kết hợp hình thái học và sinh học phân tử với cả gen nhân và gen ty thể để nhận dạng, xác định loài SLGL thập tại các vùng địa lý khác nhau ở Việt Nam nên các kết quả giám định loài khách quan, chính xác, tin cậy. - Đề tài đã chỉ ra được SLGL ở Việt Nam có tính đa hình về hình thái và di truyền với F. gigantica và dạng trung gian Fasciola sp. cùng tồn tại ở cả 3 khu vực địa lý và các vật chủ khác nhau. - Bước đầu chỉ ra được tần suất của F. gigantica và dạng trung gian Fasciola sp. ở Việt Nam mà trước đó chưa nghiên cứu nào công bố. - Cung cấp dữ liệu ban đầu, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu những khác biệt về bệnh học, đáp ứng miễn dịch… ở vật chủ nhiễm F. gigantica và dạng trung gian Fasciola sp. 4. Bố cục luận án Luận án gồm 151 trang, gồm: Đặt vấn đề (2 trang); Tổng quan tài liệu (36 trang); Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (29 trang); Kết quả nghiên cứu (43 trang); Bàn luận (36 trang); Kết luận (2 trang); Kiến nghị (1 trang); 40 bảng số liệu, 29 hình và 146 tài liệu tham khảo. 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sán lá gan lớn Fasciola spp. và bệnh do sán lá gan lớn (Fasciolosis) 1.1.1. Đặc điểm sinh học của Fasciola spp. - Các loài sán lá gan lớn và phân bố của chúng Sán lá gan lớn (SLGL) thuộc ngành giun dẹt, lớp sán lá, giống Fasciola. Hiện tại, giống Fasciola gồm có 4 loài: F. hepatica (Linnaeus, 1758), F. gigantica (Cobbold, 1855), F. nyanzae (Leiper, 1910) và F. jacksoni (Cobbold, 1869). Trong đó, F. hepatica và F. gigantica là 2 loài gây bệnh chủ yếu ở người và động vật. F. hepatica phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, trong khi F. gigantica phân bố chủ yếu ở khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi. - Đặc điểm hình thái của sán lá gan lớn Hì t sán trườ t : F. hepatica trưởng thành có kích thước 8 - 15 x 20 – 30 mm. F. gigantica khá giống F. hepatica, tuy nhiên chiều dài có thể tới 75 mm. F. gigantica thường thon và dài, trong khi F. hepatica thường ngắn và rộng. Hì t trứ : Trứng F. hepatica rất giống với trứng của F. gigantica. Trứng F. hepatica (150 x 90 μm) nhỏ hơn trứng của F. gigantica (200 x 100 μm). - Vòng đời sinh học: Vòng đời của SLGL rất đặc biệt trong lớp sán lá. Chúng chỉ có 1 vật chủ phụ là ốc, sau đó hình thành nang ở thực vật thủy sinh trước khi nhiễm vào vật chủ theo con đường ăn uống. Trong khi đó, hầu hết các loại sán lá khác vòng đời qua 2 vật chủ phụ trước khi xâm nhập vào vật chủ chính. Hình 1.2. Vòng đời sinh học của sán lá gan lớn - Các yếu tố ảnh hƣởng tới vòng đời của sán lá gan lớn Sự phát triển các giai đoạn vòng đời của SLGL phù thuộc rất nhiều vào các điều kiện môi trường và vật chủ trung gian. Trung gian truyền bệnh SLGL là các loài ốc thuộc họ Lymnaeidae. Sự phân bố của các loài ốc là vật chủ trung gian hoàn toàn phù hợp với sự phân bố của SLGL. Ở Việt Nam, 2 loài ốc nước ngọt Lymaea viridis và Lymaea swinhoei được xác định là vật chủ trung gian chủ yếu của SLGL. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: