Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Xây dựng biểu đồ nomogram để cá nhân hóa tiên lượng tử vong bệnh lý nội khoa tại khoa cấp cứu ở đối tượng người Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.54 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định mối liên quan giữa các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh, và đặc điểm cận lâm sàng với tử vong ở bệnh nhân nội khoa cấp cứu. Phát triển mô hình tiên lượng tử vong từ các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm thường quy cho bệnh lý nội khoa tại khoa cấp cứu ở bệnh nhân Việt Nam. Mô hình sau khi được phát triển sẽ được chuyển thành toán đồ (nomogram) để dự đoán nguy cơ tử vong của bệnh nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Xây dựng biểu đồ nomogram để cá nhân hóa tiên lượng tử vong bệnh lý nội khoa tại khoa cấp cứu ở đối tượng người Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ TẤN ĐỨC XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ NOMOGRAM ĐỂ CÁ NHÂN HÓA TIÊN LƯỢNG TỬ VONG BỆNH LÝ NỘI KHOA TẠI KHOA CẤP CỨU Ở ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI VIỆT NAM Ngành: Hồi sức cấp cứu và chống độc Mã số: 9720103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018 2Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Thảo2. PGS.TS. Đỗ Văn DũngPhản biện 1: …………………………………………………………Phản biện 2: …………………………………………………………Phản biện 3: …………………………………………………………Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường,họp tại ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHvào hồi ……..giờ………phút, ngày…….tháng……..năm ……….Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM - Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁNĐặt vấn đề Khoảng 93% các tử vong trong bệnh viện xảy ra ở bệnhnhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Ngoài ra, do sự đa dạng vềbệnh lý và mức độ nặng của bệnh nội khoa cấp cứu nên gây ra nhiềukhó khăn cho việc tiên lượng bệnh. Điều này dẫn đến nhiều biến cốbất lợi xảy ra ngoài dự đoán. Mặc dù tiên lượng dựa trên kinhnghiệm cá nhân của bác sỹ điều trị có độ chính xác khá tốt, tiênlượng dựa trên kinh nghiệm cá nhân thường có độ tin cậy thấp đốivới những bệnh nhân có kết cục điều trị rất tốt hoặc rất xấu (tiênlượng thừa nguy cơ tử vong). Do đó, nhiều mô hình tiên lượng đãđược nghiên cứu và ứng dụng để phát hiện những bệnh nặng cần hồisức tích cực, nhằm giảm tỷ lệ tử vong và tối ưu hóa sử dụng nguồnlực y tế. Hiện nay, đối với bệnh nhân nội khoa tại khoa cấp cứu cácmô hình được sử dụng phổ biến là Rapid Emergency Medicine Score(REMS), Rapid Acute Physiology Score (RAPS), WorthingPhysiological Scoring system (WPS), Routine Laboratory Data(RLD), Simple Clinical Score (SCS) và Admission Laboratory Tests(ALTs). Các mô hình này đã được nghiên cứu ở các nước Âu Mỹ vàcó độ chính xác tốt khi tiên lượng kết cục điều trị. Trong các mô hình trên, hai mô hình REMS và WPS tươngđối đơn giản và có khả năng ứng dụng cao, vì các thông số của haimô hình này là các dấu hiệu lâm sàng không xâm lấn có thể thu thậptrong một thời gian ngắn, phù hợp với bối cảnh cấp cứu. Chỉ số AUC(Area Under the ROC Curve) của mô hình REMS và WPS khinghiên cứu phát triển mô hình lần lượt là 0,852 và 0,740. Tuy nhiên,theo nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại một trung tâm ykhoa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tính phân biệt của hai mô 2hình này khi tiên lượng chỉ ở mức trung bình cho bệnh nhân nội khoatại khoa cấp cứu. Nhiều yếu tố tiên lượng cho bệnh nội khoa cấp cứu là cácdấu hiệu lâm sàng hoặc các xét nghiệm. Cho đến nay, vẫn chưa cónghiên cứu nào cho thấy sự kết hợp giữa các dấu hiệu lâm sàng vàxét nghiệm thường quy có lợi ích khi tiên lượng ở bệnh nhân nộikhoa cấp cứu người Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này được thựchiện trên giả thuyết rằng tử vong ở bệnh nhân có bệnh lý nội khoa tạikhoa cấp cứu là hệ quả của những rối loạn sinh lý và các bệnh lý đikèm; các rối loạn này được thể hiện qua triệu chứng lâm sàng và cácxét nghiệm thường quy. Thiết kế nghiên cứu hiện tại nhằm kiểm địnhgiả thuyết vừa nêu, với mục tiêu nghiên cứu như sau:1. Xác định mối liên quan giữa các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh,và đặc điểm cận lâm sàng với tử vong ở bệnh nhân nội khoa cấp cứu.2. Phát triển mô hình tiên lượng tử vong từ các dấu hiệu lâm sàng vàxét nghiệm thường quy cho bệnh lý nội khoa tại khoa cấp cứu ở bệnhnhân Việt Nam. Mô hình sau khi được phát triển sẽ được chuyểnthành toán đồ (nomogram) để dự đoán nguy cơ tử vong của bệnhnhân.Tính cấp thiết của đề tài Bệnh nhân cấp cứu là những người có nguy cơ tử vong caocần được thụ hưởng chế độ điều trị và chăm sóc tương xứng. Tuynhiên, tiên lượng độ nặng cho bệnh nhân thường rất khó khăn do tìnhtrạng quá tải thường xuyên và bệnh lý phức tạp tại khoa cấp cứu.Trong khi đó, tình trạng khẩn cấp đòi hỏi người thầy thuốc phải tiênlượng thật nhanh độ nặng của bệnh nhân để ra quyết định điều trị kịpthời. 3 Mặc dù, có nhiều mô hình tiên lượng cho bệnh nội khoa cấpcứu đã được xây dựng trên thế giới; tuy nhiên, vẫn chưa có mô hìnhtiên lượng nào cho thấy thích hợp cho bệnh nhân nội khoa cấp cứuViệt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chúng tôi tiến hành nghiêncứu đề tài này.Những đóng góp mới của luận án Công trình nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp thông tinmới về yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nội khoa cấp cứu. Trên cơ sởnày, chúng tôi đã xây dựng được các mô hình tiên lượng mới từ cácdấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm. Về phương diện lâm sàng, các môhình này giúp cho việc quản lý bệnh nhân tốt hơn, bảo vệ bác sỹ vềphương diện pháp lý, đặc biệt khi đối diện với những bệnh nhân khótiên lượng.Bố cục luận án Luận án dài 98 trang. Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận,luận án gồm 4 chương: Chương 1 - Tổng quan tài liệu (23 trang),chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (19 trang),chương 3 - Kết quả nghiên cứu (25 trang), chương 4 - Bàn luận (26trang). Luận án có 12 bảng, 17 biểu đồ, 1 sơ đồ, 150 tài liệu thamkhảo (3 tiếng Việt và 147 tiếng Anh). Chương 1: Tổng quan tài liệu Như đã đề cập trong phần đặt vấn đề, đối với bệnh nhân nộikhoa tại khoa cấp cứu, hiện nay có nhiều mô hình tiên lượng đã đượcphát triển và thẩm định ở bệnh nhân Âu Mỹ. Các mô hình có các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: