Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 627.77 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp" nhằm đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng, chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại điểm nghiên cứu (2016-2017).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG --------- BÙI VĂN TUẤNTHỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄMẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ (Toxocara canis) Ở NGƯỜI TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2016 VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2018 2CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNGNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Chương 2. GS. TS. Vũ Sinh Nam Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực - Học viện Quân y Phản biện 3: TS. Huỳnh Hồng Quang - Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấpViện họp tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.Vào hồi.. …giờ .…, ngày ..…tháng ...…năm 2018.Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo (ATGĐCM) là bệnh kýsinh trùng truyền từ động vật sang người. Người bị nhiễm donuốt phải ấu trùng của giun đũa chó (Toxocara canis) và giunđũa mèo (Toxocara cati). Ấu trùng có thể ký sinh tại các cơquan như: não, mắt, gan, phổi...và có thể gây ra các triệu chứngnguy hiểm như động kinh, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bệnh lưuhành từ cực Nam bán cầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyếtthanh dương tính khác nhau từ 0,7% ở New Zealand cho đến93% ở La Reunion (Châu Phi). Tại Việt Nam, tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèogia tăng trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng đến sức khỏecủa người dân. Tuy vậy, những thông tin về thực trạng nhiễm vàcác yếu tố liên quan cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mặtkhác cho đến nay cũng chưa có can thiệp phòng chống về bệnhtrong cộng đồng. Nhằm góp phần sự phân bố và các yếu tố liên quan đếnnhiễm ấu trùng giun đũa chó và đề xuất các biện pháp can thiệpphòng chống kịp thời, làm giảm tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng,nghiên cứu được tiến hành. Mục tiêu nghiên cứu1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạngnhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tạihuyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng, chốngnhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại điểm nghiên cứu(2016-2017). 4 Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống vềthực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó(ATGĐC) và hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm giảmtỷ lệ nhiễm ở cộng đồng. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về các biện phápcan thiệp phòng chống bệnh ATGĐC ở người và đã cho thấyviệc áp dụng các biện pháp truyền thông giáo dục, tẩy giun chochó đã mang lại hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnhtrong cộng đồng, đồng thời nâng cao kiến thức, thái độ, thựchành của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũachó. Nghiên cứu có tính ứng dụng cao, giúp ích cho chongành y tế các tuyến trên xây dựng kế hoạch, giải pháp hoạtđộng phòng chống bệnh trong cộng đồng CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 117 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục,có 42 bảng, 15 hình. Đặt vấn đề 2 trang; tổng quan 34 trang; đối tượng và phươngpháp nghiên cứu 21 trang; kết quả nghiên cứu 30 trang; bàn luận27 trang; kết luận 2 trang và khuyến nghị 1 trang. 5 Chương 1. TỔNG QUAN1.1. Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo1.1.1. Định nghĩa bệnh ATGĐCM Theo tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm”,ban hành kèm theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 8/8/2016của Bộ trưởng Bộ Y tế:- Trường hợp bệnh nghi ngờ: Là trường hợp có các triệu chứng sau: Ngứa, nổi mẩn; đauđầu, đau bụng, khó tiêu; đau nhức mỏi, tê bì; sốt, thở khò khè;có thể kèm theo một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêmphổi, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thươngở mắt, giảm thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc.- Trường hợp bệnh có thể: Không áp dụng- Trường hợp bệnh xác định: Là trường hợp bệnh nghi ngờ vàtìm thấy ấu trùng giun đũa chó, mèo hoặc xác định được khángthể kháng ấu trùng giun đũa chó, mèo bằng xét nghiệm ELISAhoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó,mèo bằng kỹ thuật sinh học phân tử.1.1.2. Tình hình nhiễm ATGĐCM trên thế giới Bệnh ATGĐCM xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Cácnghiên cứu cho thấy những nước vùng nhiệt đới có tỷ lệ nhiễmcao hơn. Bệnh lưu hành từ cực Nam bán cầu cho đến Nam Mỹ,vùng Caribê, Châu Phi, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á.Tại các nước phát triển, tỷ lệ nhiễm ATGĐCM khác nhau như ởNewzeland (0,7%), Nhật (1,6%), Đan Mạch (2,4%), Úc (7,5%),Mỹ (14%), Ba Lan (15% ). Đối với các nước nhiệt đới, đangphát triển, tỷ lệ nhiễm cao hơn: Nigeria (30%), Swaziland(45%), Indonesia (63,2%), Malaysia (58%), Braxin (36%)…. 61.1.3. Tình hình nhiễm ATGĐCM tại Việt Nam Từ năm 2000 đến nay đã có một số nghiên cứu về tỷ lệnhiễm ATGĐCM ở cộng đồng cho thấy tỷ lệ này cũng rất khácnhau theo từng vùng. Ở phía Bắc, tỷ lệ nhiễm từ 58,7-74,9%,phía Nam từ 38,4-53,58%, khu vực miền Trung cũng đã cónhững nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ATGĐCM ở cộng đồng tại mộtsố tỉnh với tỷ lệ từ 13,1-50%.1.2. M ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: