Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông tỉnh Sơn La.

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 714.30 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn của phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 4 xã của tỉnh Sơn La năm 2014. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn của phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 4 xã của tỉnh Sơn La. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 2 xã huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, 2014-2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông tỉnh Sơn La.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG --------------------*------------------- VŨ VĂN HOÀN THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆPNÂNG CAO KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH LÀM MẸ AN TOÀN CHO PHỤ NỮ H’MÔNG TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: y tế công cộng Mã số: 9 72 07 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2017Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNGNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thanh Hương 2. PGS. TS Lưu Thị HồngPhản biện 1: PGS.TS Đặng Văn Vững Trường Đại học Y Hà NộiPhản biện 2: TS. Nguyễn Duy Khê Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ emPhản biện 3: PGS.TS Lã Ngọc Quang Trường Đại học Y tế công cộng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện, Tổ chức tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Vào hồi 8 giờ 30, ngày 5 tháng 2 năm 2018Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTCĐTB Cô đỡ thôn bảnCSTS Chăm sóc trước sinhCSKS Chăm sóc khi sinhCSSS Chăm sóc sau sinhCSYT Cơ sở y tếCQĐT Chính quyền, đoàn thểDHNH Dấu hiệu nguy hiểmDTTS Dân tộc thiểu sốDVYT Dịch vụ y tếĐTNC Đối tượng nghiên cứuHĐND Hội đồng nhân dânHQCT Hiệu quả can thiệpKAP Kiến thức, thái độ, thực hànhKVMN Khu vực miền núiKVNT Khu vực nông thônNC Nghiên cứuNCT Nhóm can thiệpNKCT Nhóm không can thiệpMMR Tỷ số tử vong mẹLMAT Làm mẹ an toànSCT Sau can thiệp 2SKSS Sức khỏe sinh sảnTCT Trước can thiệpTVM Tử vong mẹTYT Trạm y tếUBND Ủy ban nhân dânYTTB Y tế thôn bản 3 MỞ ĐẦU Vấn đề làm mẹ an toàn (LMAT) tại Việt Nam đã cải thiệnđáng kể nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở vùng dân tộcthiểu số (DTTS). Trong số các DTTS, dân tộc H’mông là cộngđồng có chỉ số về LMAT kém nhất. So với các DTTS khác, tỷlệ phụ nữ Hmông không đi khám thai cao gấp 2,2 lần (63,5%so với 29,1%), tỷ lệ sinh con tại nhà cao nhất và gấp 2,1 lần(36,3% so với 77,4%); tỷ số tử vong mẹ (MMR) cao hơn 7,5lần nhóm Kinh, Tày; tỷ suất tử vong sơ sinh cao nhất trong cácDTTS và cao gấp 3,6 lần so với dân tộc Kinh. Thực trạng nàycho thấy, dân tộc Hmông cần được quan tâm đặc biệt trongtăng cường về LMAT. Tuy nhiên, các thông tin về tình hình LMAT của dân tộcH’mông hiện nay còn rất hạn chế. Để có bằng chứng cho lựachọn các giải pháp can thiệp cụ thể, phù hợp và toàn diện hơnnhằm cải thiện về LMAT cho dân tộc H’mông, chúng tôi tiếnhành đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiếnthức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’môngtỉnh Sơn La. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn củaphụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 4 xã của tỉnh Sơn La năm 2014. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ,thực hành làm mẹ an toàn của phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 4xã của tỉnh Sơn La. 3. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ,thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 2xã huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, 2014-2015. NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đây là nghiên cứu can thiệp về LMAT đầu tiên tại ViệtNam dành riêng cho phụ nữ H’mông - một cộng đồng có cácchỉ số LMAT kém nhất và ít được quan tâm tìm hiểu trên thế 4giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu góp phần bổ sung số liệu cụthể và toàn diện về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vềLMAT, các yếu tố ảnh hưởng cũng như hiệu quả của các hoạtđộng can thiệp nâng cao kiến thức, cải thiện thái độ và thựchành về LMAT cho phụ nữ H’mông trong độ tuổi sinh đẻ. Nghiên cứu cũng đã thử nghiệm và chứng minh tính hiệuquả về cách tiếp cận từ văn hóa tộc người trong xây dựng cácgiải pháp can thiệp tăng cường LMAT tại cộng đồng dân tộcthiểu số như: Ứng dụng các giá trị tích cực của tập tục, văn hóacủa dân tộc H’mông như vai trò của trưởng họ, lãnh đạo cộngđồng, của người nam giới trong gia đình trong xây dựng cácgiải pháp can thiệp về huy động sự tham gia của chính quyền,cộng đồng trong truyền thông, vận động thực hiện các quy địnhvề LMAT; Đào tạo và sử dụng đội ngũ cô đỡ thôn bản để khắcphục các rào cản về ngôn ngữ, giới, văn hóa, tập tục và địa lýtrong cung cấp dịch vụ LMAT tại địa bàn. Các giải pháp canthiệp này góp phần cải thiện rõ rệt kiến thức, thái độ, thực hànhLMAT của phụ nữ H’mông. Các giải pháp của can thiệp khôngchỉ minh chứng cho sự phù hợp về văn hóa mà còn chỉ ra mộthướng thúc đẩy sự bình đẳng giới tại cộng đồng vốn nổi tiếngvề sự hà khắc của chế độ phụ quyền tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng thiết kế đánh giá trước-sau có nhómchứng nên đã cung cấp bằng chứng có tính thuyết phục về hiệuquả can thiệp so với các nghiên cứu với thiết kế cắt ngang đơnthuần hoặc nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng. Nghiên cứu cũng đã xây dựng và chuẩn hóa thang đo tháiđộ về LMAT đối với phụ nữ H’mông; cung cấp 3 thang đo tháiđộ về CSTS, CSKS và CSSS đã được chuẩn hóa để sử dụngtrong các nghiên cứu tương tự tiếp theo. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 148 trang không kể tài liệu tham khảo và phụlục, có 35 bảng, 12 hình, sơ đồ, biểu đồ. Mở đầu 2 trang. Tổngquan 38 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang;kết quả nghiên cứu 42 trang; bàn luận 42 trang; kết luận 2 trangvà khuyến nghị 1 trang. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: