Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sỹ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Anisopteromalus calandrae (Howard) ký sinh mọt cánh cứng hại trong kho tại tỉnh Đồng Tháp

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae; đánh giá được khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) và mọt thuốc lá (L. serricorne) của ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sỹ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Anisopteromalus calandrae (Howard) ký sinh mọt cánh cứng hại trong kho tại tỉnh Đồng Tháp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ OANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA ONG Anisopteromalus calandrae (Howard) KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHO TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Côn trùng học Mã số: 9 42 01 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC HÀ NỘI – 2020 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Ngọc Lân 2. GS. TS. Trương Xuân Lam Phản biện 1:………………………………………. ……………………………………….. Phản biện 2: ……………………………………… ..……………………………………… Phản biện 3: ……………………………………… ……………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vào hồi ……. giờ …....’, ngày ….… tháng …… năm 20….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổn thất sau thu hoạch luôn là vấn đề được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới. Nguyên nhân chính là do sâu mọt gây hại nông sản bảo quản trong kho. Mỗi năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực khoảng 5 - 10% (Hodges et al., 2014). Ở Việt Nam mức tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo dao động trong khoảng 11 - 13%, với ngô là 13 - 15% trong đó có khâu bảo quản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009). Theo tổ chức Hợp phần xử lý sau thu hoạch, ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các khu vực khác mức tổn thất đối với lúa là 11,6% còn với ngô là 18 - 19%, riêng ở vùng ĐBSCL, mức tổn thất lúa là 13,7% tổng sản lượng. Hiện nay ở Việt Nam, biện pháp chủ yếu được sử dụng là thuốc xông hơi như Phosphine diệt sâu mọt hại nông sản. Thực tế, biện pháp này không thể tiêu diệt hoàn toàn những loài sâu mọt gây hại chính, mà lại có thể làm phát sinh tính kháng thuốc của chúng. Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại vừa tiêu diệt côn trùng có ích, vừa để dư lượng hóa chất trong nông sản, không an toàn với môi trường và đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Trên thế giới, ở các nước phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các loài ký sinh thuộc bộ Cánh màng như là tác nhân kiểm soát sâu mọt thuộc bộ Cánh cứng gây hại nông sản bảo quản trong kho. Riêng với giống ong ký sinh Anisopteromalus ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố. Trước yêu cầu thực tiễn và khoa học như trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae. - Đánh giá được khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) và mọt thuốc lá (L. serricorne) của ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện phòng thí nghiệm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận án đã thống kê, cập nhật thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho ở tỉnh Đồng Tháp. Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học, tập tính và đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae với vật chủ mọt thuốc lá (L. serricorne). Những dẫn liệu về khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) và mọt thuốc lá (L. serricorne) cũng được đánh giá trong luận án. Ý nghĩa thực tiễn: Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất biện pháp sử dụng ong ký sinh A. calandrae trong phòng trừ sâu mọt hại nông sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hầu như ở đâu có dự trữ và bảo quản nông sản, hàng hóa thì ở đó xuất hiện các loài sinh vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại đã phát triển thành quần thể có số lượng lớn và gây ra những vụ cháy ngầm, tiêu hủy một phần hoặc hoàn toàn nông sản bảo quản trong kho (Bùi Công Hiển, 1995). Sự phá hại của côn trùng 3 đối với nông sản bảo quản trước hết phải kể đến việc làm giảm phẩm chất hoặc phá hủy làm cho nông sản bảo quản bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng (Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ, 2003). Trong nhiều trường hợp, thiệt hại có thể rất lớn và thậm chí là vô giá. Đồng Tháp là một trong những tỉnh thuộc ĐBSCL với nhiều kho bảo quản, dự trữ các loại nông sản như lúa, gạo, ngô, đậu, v.v... Hệ thống kho và chủng loại nông sản bảo quản của tỉnh Đồng Tháp đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi cho sự lây lan và phát triển nhiều loài côn trùng gây hại. Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam nói chung hay ở Đồng Tháp nói riêng chủ yếu sử dụng thuốc hóa học độc hại để phòng trừ, việc nghiên cứu côn trùng ký sinh các loài sâu hại trong kho bảo quản nông sản lại chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ong ký sinh A. calandrae là cơ sở khoa học cho việc áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học. Mục đích nghiên cứu là hướng tới sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại nhằm đem lại nông sản an toàn cho người và động vật sử dụng. 1.2. Những nghiên cứu trên thế giới 1.2.1. Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng trong kho Một số nghiên cứu về thành phần loài thiên địch của côn trùng gây hại nông sản bảo quản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: