Tóm tắt luận án Tiến sỹ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và hiện trạng của bộ bọ cạp (Scorpiones) ở khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 682.28 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định thành phần loài, phân bố và hiện trạng của các loài bọ cạp ở khu vực Bắc Trung Bộ nhằm góp phần tạo cơ sở khoa học cho các hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển một cách hiệu quả, an toàn và bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sỹ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và hiện trạng của bộ bọ cạp (Scorpiones) ở khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA BỘ BỌ CẠP (SCORPIONES) Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Hà Nội – năm 2020 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Phạm Đình Sắc Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Wilson R Lourenco Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi .......giờ....’, ngày .....tháng...... năm............. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Bọ cạp là một trong những nhóm sinh vật cổ xưa nhất cả về nguồn gốc và hình thái cơ thể [1-3]. Hiện tại đã ghi nhận hơn 2.000 loài bọ cạp, phân bố ở hầu hết các châu lục, trừ châu Nam Cực, New Zealand, bắc Patagonia và các đảo Antarctic [4]. Bọ cạp là động vật ăn thịt, thức ăn trong tự nhiên bao gồm các loài côn trùng và những động vật nhỏ như gián, châu chấu, cào cào, bọ ngựa, nhiều loài động vật không xương sống khác [3]. Bọ cạp thường được tìm thấy dưới các lớp đất, đá, cây gỗ mục, chúng có thể đào hang trong các lớp đất nông, cát. Bọ cạp góp phần quan trọng trong đời sống con người trên các lĩnh vực kinh tế, nông lâm nghiệp, y dược, môi trường và có vai trò to lớn liên quan đến việc thiết lập sự cân bằng sinh học trong tự nhiên [2, 5-7]. Trong tự nhiên, bọ cạp sinh sản nhiều nhưng phát triển kém, sự sống sót ở thế hệ con cháu không cao. Hơn nữa, ngày nay môi trường sống bị phá hủy cùng với việc khai thác hàng loạt để làm thực phẩm, làm thuốc nên số lượng bọ cạp ngày càng suy giảm. Môi trường sống của bọ cạp bị tác động và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của chúng. Các hoạt động của con người làm cho nơi sống của các loài bọ cạp bị thu hẹp lại, dẫn đến nhiều loài bọ cạp bị suy giảm quần thể, nằm trong nhóm nguy cấp, có thể bị tuyệt chủng nếu không được bảo vệ [8-10]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bọ cạp còn ít và rải rác, đến năm 2016 ghi nhận được 34 loài bọ cạp thuộc 11 giống, 6 họ [11]. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ những năm gần đây mới có một vài khảo sát sơ bộ. Với các lý do nêu trên việc điều tra, khảo sát đầy đủ về bọ cạp tại khu vực Bắc Trung Bộ là việc làm cần thiết và rất quan trọng. Vì vây, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và hiện trạng của bộ bọ cạp (Scorpiones) ở khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định thành phần loài, phân bố và hiện trạng của các loài bọ cạp ở khu vực Bắc Trung Bộ nhằm góp phần tạo cơ sở khoa học cho các hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển một cách hiệu quả, an toàn và bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài bọ cạp ở khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu đặc trưng phân bố của bọ cạp ở khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh, theo mùa, theo độ cao, theo vùng địa lý của khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng các loài bọ cạp ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu. 4. Ý nghĩa của luận án Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đã đánh giá một cách có hệ thống, xây dựng được lẫn liệu cơ bản về thành phần loài, phân bố và hiện trạng của các loài bọ cạp tại khu vực Bắc Trung Bộ. Luận án đã mô tả 2 loài 2 bọ cạp mới cho khoa học là Vietbocap quinquemilia và Vietbocap aurantiacus; ghi nhận mới 2 loài cho khu vực là Liocheles australasiae và Heterometrus laoticus. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu đã bổ sung căn cứ khoa học cho việc xây dựng và lập kế hoạch bảo vệ các loài bọ cạp hiếm ở khu vực Bắc Trung Bộ cũng như tại Việt Nam, ví dụ như các loài thuộc giống Vietbocap, loài Euscorpiops dakrong. Kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo cơ sở khoa học cho các hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển các loài bọ cạp tại khu vực một cách hiệu quả, an toàn và bền vững. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu về bộ bọ cạp trên thế giới 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài của bộ bọ cạp trên thế giới Cho đến nay có khoảng xấp xỉ 2.000 loài bọ cạp thuộc 180 giống, 18 họ được miêu tả trên thế giới, chiếm tỷ lệ khoảng 1,5% số lượng hình nhện đã biết, mặc dù con số chính xác ước tính về số lượng loài bọ cạp ở các nghiên cứu khác nhau có sự khác biệt rất lớn [3, 12-14]. Cho đến hiện tại, do quan điểm khoa học của các nhà khoa học còn nhiều điểm khác nhau nên vẫn tồn tại những hệ thống phân loại bọ cạp khác nhau của một số tác giả, vì vậy số họ bọ cạp theo quan điểm của các tác giả này cũng khác nhau. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của bộ bọ cạp trên thế giới Bọ cạp là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ xưa và phong phú về mặt địa sinh học [1]. Các đặc điểm cơ thể bọ cạp thay đổi rất ít so với khi chúng mới xuất hiện trên trái đất ở kỷ Silur [15]. Các loài bọ cạp khác nhau về kích thước cơ thể, màu sắc, phân bố và các đặc điể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sỹ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và hiện trạng của bộ bọ cạp (Scorpiones) ở khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA BỘ BỌ CẠP (SCORPIONES) Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Hà Nội – năm 2020 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Phạm Đình Sắc Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Wilson R Lourenco Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi .......giờ....’, ngày .....tháng...... năm............. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Bọ cạp là một trong những nhóm sinh vật cổ xưa nhất cả về nguồn gốc và hình thái cơ thể [1-3]. Hiện tại đã ghi nhận hơn 2.000 loài bọ cạp, phân bố ở hầu hết các châu lục, trừ châu Nam Cực, New Zealand, bắc Patagonia và các đảo Antarctic [4]. Bọ cạp là động vật ăn thịt, thức ăn trong tự nhiên bao gồm các loài côn trùng và những động vật nhỏ như gián, châu chấu, cào cào, bọ ngựa, nhiều loài động vật không xương sống khác [3]. Bọ cạp thường được tìm thấy dưới các lớp đất, đá, cây gỗ mục, chúng có thể đào hang trong các lớp đất nông, cát. Bọ cạp góp phần quan trọng trong đời sống con người trên các lĩnh vực kinh tế, nông lâm nghiệp, y dược, môi trường và có vai trò to lớn liên quan đến việc thiết lập sự cân bằng sinh học trong tự nhiên [2, 5-7]. Trong tự nhiên, bọ cạp sinh sản nhiều nhưng phát triển kém, sự sống sót ở thế hệ con cháu không cao. Hơn nữa, ngày nay môi trường sống bị phá hủy cùng với việc khai thác hàng loạt để làm thực phẩm, làm thuốc nên số lượng bọ cạp ngày càng suy giảm. Môi trường sống của bọ cạp bị tác động và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của chúng. Các hoạt động của con người làm cho nơi sống của các loài bọ cạp bị thu hẹp lại, dẫn đến nhiều loài bọ cạp bị suy giảm quần thể, nằm trong nhóm nguy cấp, có thể bị tuyệt chủng nếu không được bảo vệ [8-10]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bọ cạp còn ít và rải rác, đến năm 2016 ghi nhận được 34 loài bọ cạp thuộc 11 giống, 6 họ [11]. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ những năm gần đây mới có một vài khảo sát sơ bộ. Với các lý do nêu trên việc điều tra, khảo sát đầy đủ về bọ cạp tại khu vực Bắc Trung Bộ là việc làm cần thiết và rất quan trọng. Vì vây, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và hiện trạng của bộ bọ cạp (Scorpiones) ở khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định thành phần loài, phân bố và hiện trạng của các loài bọ cạp ở khu vực Bắc Trung Bộ nhằm góp phần tạo cơ sở khoa học cho các hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển một cách hiệu quả, an toàn và bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài bọ cạp ở khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu đặc trưng phân bố của bọ cạp ở khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh, theo mùa, theo độ cao, theo vùng địa lý của khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng các loài bọ cạp ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu. 4. Ý nghĩa của luận án Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đã đánh giá một cách có hệ thống, xây dựng được lẫn liệu cơ bản về thành phần loài, phân bố và hiện trạng của các loài bọ cạp tại khu vực Bắc Trung Bộ. Luận án đã mô tả 2 loài 2 bọ cạp mới cho khoa học là Vietbocap quinquemilia và Vietbocap aurantiacus; ghi nhận mới 2 loài cho khu vực là Liocheles australasiae và Heterometrus laoticus. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu đã bổ sung căn cứ khoa học cho việc xây dựng và lập kế hoạch bảo vệ các loài bọ cạp hiếm ở khu vực Bắc Trung Bộ cũng như tại Việt Nam, ví dụ như các loài thuộc giống Vietbocap, loài Euscorpiops dakrong. Kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo cơ sở khoa học cho các hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển các loài bọ cạp tại khu vực một cách hiệu quả, an toàn và bền vững. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu về bộ bọ cạp trên thế giới 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài của bộ bọ cạp trên thế giới Cho đến nay có khoảng xấp xỉ 2.000 loài bọ cạp thuộc 180 giống, 18 họ được miêu tả trên thế giới, chiếm tỷ lệ khoảng 1,5% số lượng hình nhện đã biết, mặc dù con số chính xác ước tính về số lượng loài bọ cạp ở các nghiên cứu khác nhau có sự khác biệt rất lớn [3, 12-14]. Cho đến hiện tại, do quan điểm khoa học của các nhà khoa học còn nhiều điểm khác nhau nên vẫn tồn tại những hệ thống phân loại bọ cạp khác nhau của một số tác giả, vì vậy số họ bọ cạp theo quan điểm của các tác giả này cũng khác nhau. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của bộ bọ cạp trên thế giới Bọ cạp là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ xưa và phong phú về mặt địa sinh học [1]. Các đặc điểm cơ thể bọ cạp thay đổi rất ít so với khi chúng mới xuất hiện trên trái đất ở kỷ Silur [15]. Các loài bọ cạp khác nhau về kích thước cơ thể, màu sắc, phân bố và các đặc điể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Sinh học Bộ bọ cạp Đa dạng sinh học Động vật học Sinh thái họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 412 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 375 1 0 -
206 trang 298 2 0
-
174 trang 296 0 0
-
228 trang 259 0 0
-
149 trang 228 0 0
-
32 trang 210 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 207 0 0 -
208 trang 197 0 0
-
27 trang 179 0 0