Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 574.28 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài nghiên cứu này là nghiên cứu sự ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam, trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE, bởi cấu trúc vốn của các công ty này nhạy cảm nhất với các thay đổi của thị trường. Bài nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn nào bị ảnh hưởng hoặc khác biệt giữa các doanh nghiệp vốn tư nhân và các doanh nghiệp có vốn nhà nước, qua đó trả lời cho câu hỏi liệu nhà nước có nên thay đổi cách quản lý phần vốn của mình trong doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam từ sau công cuộc Đổi Mới năm 1986 đã cósự phát triển vượt trội theo cơ chế thị trường, đồng thời với nhữngchính sách mở cửa và hội nhập,tính cạnh tranh trong thị trường đã giatăng mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp vươn cao phát triển, tự điềuchỉnh để thích ứng tốt nhất với sự thay đổi của thị trường và nền kinhtế, thực hiện nhiều chiến lược để mang lại lợi ích tốt nhất cho doanhnghiệp. Mặc dù có nhiều thay đổi tích cực trong cơ cấu nền kinh tế,cho đến những năm gần đây, “xương sống” của nền kinh tế vẫn chủyếu dựa vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), với phần lớn vốnvà quyền kiểm soát thuộc về nhà nước. Tuy nhiên, sau nhiều minhchứng cho sự hoạt động không hiệu quả của các DNNN tại Việt Nam,Chính phủ đã đưa ra Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoànkinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020” nhằm thực hiệnsắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để DNNN có cơ cấu hợp lýhơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịchvụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độcquyền tự nhiên. Mục đích của bài nghiên cứu này là nghiên cứu sự ảnh hưởng củasở hữu nhà nước đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại ViệtNam, trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE, bởi cấu trúc vốn củacác công ty này nhạy cảm nhất với các thay đổi của thị trường. Bàinghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu những nhân tố tác động đếncấu trúc vốn nào bị ảnh hưởng hoặc khác biệt giữa các doanh nghiệpvốn tư nhân và các doanh nghiệp có vốn nhà nước, qua đó trả lời cho 2câu hỏi liệu nhà nước có nên thay đổi cách quản lý phần vốn của mìnhtrong doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp cácdoanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn hiểu rõ những thay đổi có thể tácđộng đến quyết định tài trợ vốn, qua đó có những điều chỉnh hợp lýkhi môi trường thay đổi. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm định các lý thuyết về cấu trúcvốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại các doanh nghiệpở Việt Nam, trong đó tập trung nhận diện và giải thích sự ảnh hưởngcủa sở hữu Nhà nước đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp có vốncủa Nhà nước, từ đó đề xuất các kiến nghị. Với mục tiêu chung này,tác giả tập trung vào câu hỏi nghiên cứu sau: - Những lý thuyết nào về cấu trúc vốn giải thích quyết định tàitrợ vốn và nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanhnghiệp niêm yết tại Việt Nam? - Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến mô hình cấutrúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Việt Nam? 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởngđến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn HNX và HOSE.Mẫu được thu thập trên các công ty phi tài chính và loại trừ các côngty cung ứng dịch vụ thiết yếu (như cấp nước, điện…), vì các công tyvừa nêu mang tính chất độc quyền tại Việt Nam, có cấu trúc vốn khácbiệt so với các công ty còn lại. Nghiên cứu dựa trên một khoảng thời 3gian là 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017 (là năm gần nhất tác giả lấyđược báo cáo tài chính từ các công ty). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) hằng năm củacác công ty được chọn, và với mỗi công ty các biến độc lập được thuthập và xử lý. Mô hình hồi quy bình phương bé nhất được sử dụng đểxác định mối quan hệ tuyến tính giữa đòn bẩy tài chính và các biếnđộc lập khác. Đòn bẩy tài chính sẽ được phân tích dựa trên mô hìnhhồi quy này với các biến khác có thể được thu thập từ BCTC như: tínhhữu hình, quy mô, tăng trưởng, ROA, lá chắn thuế. Tác giả xây dựng3 mô hình hồi quy đối với 3 biến phụ thuộc: tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắnhạn, và tỷ suất nợ dài hạn và biến độc lập là biến giả đại diện cho nhântố sở hữu nhà nước. Các biến kiểm soát được sử dụng trong mô hìnhlà Quy mô, Tăng trưởng, Khả năng sinh lời, Tính hữu hình và lá chắnthuế. 5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Ngoài các chương Mở đầu và Tư liệu tham khảo, nội dung của bàinghiên cứu gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnhhưởng đến cấu trúc vốn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Thảo luận 4 6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúcvốn như mô hình cấu trúc vốn của Modigliani & Miller (mô hìnhMM), lý thuyết cân đối, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phíđại diện, lý thuyết tín hiệu…đã được chứng minh thực nghiệm tại cácnền kinh tế khác nhau. Những bài nghiên cứu tiêu biểu được trích dẫntrong bài nghiên cứu này có thể kể đế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: