Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của người dân tỉnh Trà Vinh

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 647.92 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn phân tích những yếu tố tác động đến khả năng thoát nghèo của người dân tỉnh Trà Vinh trong đó tập trung nghiên cứu sâu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo. Khuyến nghị chính sách nhằm giúp người dân tỉnh Trà Vinh tăng khả năng thoát nghèo trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của người dân tỉnh Trà Vinh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY LOANCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THOÁT NGHÈO CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 6340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thúy Loan -ii- LỜI CẢM ƠNTôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Quý thầy cô tại Chương trình Giảng dạyKinh tế Fulbright đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn này.Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Đinh Công Khải đã tận tâm hướng dẫn và giúp tôiphát hiện ra những hướng đi đúng đắn, cũng như hỗ trợ tôi rất nhiều để hoàn thiện bài luậnvăn này.Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báo và sự hỗ trợ rất nhiệt tình củacác cán bộ tại Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Trà Vinh, UBND xã Song Lộc, xãAn Quảng Hữu, xã Long Sơn, xã Ngũ Lạc và các cán bộ ở các Ấp đã tận tình giúp đỡ tôitrong việc tiếp cận các thông tin và hộ gia đình để hoàn thành luận văn này.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ và các bạn lớp MPP6 tại Chương trình Giảngdạy Kinh tế Fulbright đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luậnvăn.Cuối cùng, xin dành lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bêncạnh tôi những lúc khó khăn, động viên và cổ vũ tôi hoàn thành tốt luận văn này. TP. HCM, tháng 07 năm 2015 Nguyễn Thị Thúy Loan -iii- TÓM TẮTNghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Logistic kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâuđể tìm những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của người dân ở tỉnh Trà Vinh.Điểm nổi bật của đề tài là tập trung nghiên cứu sâu vào tác động của năm chính sách xóađói giảm nghèo mà Tỉnh đã và đang áp dụng gồm: tín dụng ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, đất ở/sảnxuất, trợ cấp y tế, giáo dục và tiền mặt khác. Số liệu thực hiện đề tài được tác giả thu thậptrực tiếp từ 174 hộ nghèo/thoát nghèo trên 4 huyện mang nét đặc trưng về đặc điểm tựnhiên của Tỉnh: huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải.Kết quả phân tích cho thấy, chính sách tín dụng ưu đãi có ảnh hưởng lớn đến khả năngthoát nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ còn hạn chế và chính sách cũng thể hiệnmột số bất cập trong công tác triển khai như cấp bò có chất lượng kém, thiếu giám sát, bìnhxét hộ thoát nghèo chưa hợp lý. Nghiên cứu chưa phát hiện tác động của các chính sáchnhư hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất, trợ cấp giáo dục, y tế và tiền mặt. Tuy nhiên, chính sáchhỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất lại có tác động ở một số địa bàn nhất định, cụ thể ở huyện CầuNgang. Và chính sách trợ cấp giáo dục lại làm giảm xác suất thoát nghèo, kết quả đi ngượclại mục tiêu, do khoản hỗ trợ còn khá thấp và lợi ích từ đầu tư giáo dục chưa được nhìnnhận đúng đắn từ phía hộ gia đình.Ngoài ra, những nhân tố như trình độ học vấn, tuổi, dân tộc của chủ hộ, tỷ lệ người phụthuộc, diện tích đất bình quân và hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cótác động lớn đến xác suất thoát nghèo, kết quả trên phù hợp với các nghiên cứu trước.Những hộ có chủ hộ là người dân tộc Khmer, trình độ học vấn cao, có tỷ lệ người phụthuộc thấp, diện tích đất canh tác cao và có thu nhập khác ngoài nông nghiệp sẽ có cơ hộithoát nghèo cao hơn.Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra năm khuyến nghị chính sách nhằm gópphần nâng cao hiệu quả công xóa đói giảm nghèo của Tỉnh trong tương lai gồm: i) cần cóchính sách riêng cho từng nhóm hộ nghèo/cận nghèo; ii) rà soát và điều chỉnh lại công tácthực thi chính sách tín dụng; iii) xây dựng tiêu chí bình xét hộ nghèo/thoát nghèo theohướng tiếp cận nghèo đa chiều; iv) cần có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo thêmnhiều việc làm ; và v) nâng mức hỗ trợ chính sách trợ cấp giáo dục.Từ khóa: thoát nghèo, nghèo, Trà Vinh, xóa đói giảm nghèo -iv- MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iiTÓM TẮT ................................................................................................................. iiiMỤC LỤC ................................................................................................................. ivDANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... viDANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: