Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 321.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và kiến nghị hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú ThọBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ PHƯƠNG VIÊN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HÒA Phản biện 1: TS. NGUYỄN MINH SẢN Phản biện 2: TS. ĐÔNG THỊ HỒNGLuận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn tại: Học viện Hành chính.Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Thời gian: vào hồi … giờ … ngày…… tháng…… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Hành chính MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọngtrong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay. Tuy nhiênchính quyền cấp xã không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cáchcó hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức có đủtrình độ để đảm nhận công việc được giao. Chính vì vậy, việc nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn được Đảng và Nhànước quan tâm. Nghị quyết Trung ương 3 Khóa VIII đã xác định: “Xâydựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chấtlượng của bộ máy nhà nước”. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã và đang có nhiều biện phápđể nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bên cạnh nhữngkết quả đạt được vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cần phải được khắcphục nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách. Xuấtphát từ lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” với mục tiêu hệ thốnghóa cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuấtcác giải pháp tăng cường thực hiện chính sách này ở Phú Thọ, đồng thờiđề xuất hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Các nghiên cứu lý thuyết về chính sách và thực hiện chính sách Nghiên cứu của tác giả Lê Chi Mai, có tên gọi, Những vấn đề cơ bản vềchính sách và quy trình chính sách, NXB Đại học quốc gia TP. HCM, 2001. Nghiên cứu của tác giả Lê Vinh Danh, với tựa đề, Chính sách côngcủa Hoa Kỳ, Giai đoạn 1935-2001, NXB Thống Kê, 2001. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện khoa học chính trị,Giáo trình “Tìm hiểu về khoa học chính sách công, NXB Chính trị quốcgia, Hà Nội, 1999. Giáo trình của Trường đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa họcquản lý, Giáo trình chính sách kinh tế-xã hội, NXB Khoa học kỹ thuật,Hà Nội, 2000, TS. Đoàn Thị Thu Hà và TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyềnlàm chủ biên. Học viện Hành chính, Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sáchcông, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2008. 1 Sách chuyên khảo: Hoạch định và thực thi chính sách công, NXBChính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016, TS. Lê Như Thanh và TS. LêVăn Hòa, Học viện Hành chính Quốc gia đồng chủ biên. 2.2. Các nghiên cứu về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Nghiên cứu của Ngô Thành Can (2014), “Cải cách quy trình đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”,Tạp chí Quản lý nhà nước số 05/2014. Nghiên cứu của Nguyễn Thị La (2015), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức trong quá trình cải cách hành chính”, Tạp chí Cộng sản số 9/2015. Tác giả Thái Bình Dương (2017) “Chính sách phát triển cán bộ côngchức từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai”. Luận văn thạc sĩ Chính sách công, Họcviện Khoa học xã hội. Ngoài ra còn nhiều công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu đăngtải trên các sách, báo, tạp chí. Tiêu biểu như: Nguyễn Thế Vịnh (2009), Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ đối vớicán bộ, công chức xã, xã, thị trấn, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 1/2009. Trần Tiến Quân (2013), Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộcơ sở ở nước ta hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước số 3/2013. Nguyễn Hồng Chuyên (2013), Vai trò của cán bộ, công chức cấp xãtrong thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, thị trấn, Tạp chí quản lý nhànước số 5/2013. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải chủ biên: Hỏi đáp về quản lý cán bộcông chức cấp xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013. Tóm lại, các nghiên cứu nói trên về ĐTBD CB, CC đã tạo nên mộtnền tảng về lý luận và thực tiễn, cho chúng ta một bức tranh tương đối rõnét về ĐTBD th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: