Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ môi trường: Nghiên cứu xử lý bùn cặn từ trạm xử lý nước thải đô thị bằng quá trình phân huỷ kỵ khí kết hợp thu hồi Biogas

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.43 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định tính chất, thành phần bùn cặn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải đô thị. Xác định được thành phần và sản lượng biogas sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí các loại bùn cặn của hệ thống XLNT và các thông số của quá trình công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ môi trường: Nghiên cứu xử lý bùn cặn từ trạm xử lý nước thải đô thị bằng quá trình phân huỷ kỵ khí kết hợp thu hồi Biogas BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƯƠNG GIA ĐỨC NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÙN CẶNTỪ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊBẰNG QUÁ TRÌNH PHÂN HUỶ KỴ KHÍ KẾT HỢP THU HỒI BIOGAS Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Mã số: 60. 52.03.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN QUANG Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN CÁT Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH HUẤNLuận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số thành thị tăngnhanh cùng với đó đời sống được nâng cao dẫn tới nhu cầu sử dụngnước ngày càng nhiều. Sau khi sử dụng nước thải theo hệ thống thugom dẫn về trạm xử lý. Trong quá trình xử lý sẽ phát sinh lượng bùncặn dư thừa và bùn cặn này đang trở thành một gánh nặng cho các đôthị không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở các nước có nền kinh tế, khoahọc kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Theo cục bảo vệ môi trường Mỹ(US-EPA), chi phí xử lý bùn cặn chiếm tới 50% chi phí vận hành củatoàn hệ thống. Hiện nay đối với các trạm XLNT chưa quan tâm xem xét vấn đềxử lý bùn, cặn. Cách xử lý bùn cặn phát sinh từ trạm XLNT đơn giảnvà phổ biến nhất ở Việt Nam chỉ là làm khô để giảm thể tích và vậnchuyển đi chôn lấp. Nhưng nhiều thành phố đang gặp khó khăn trongviệc thu gom, vận chuyển, xử lý bùn cặn do chi phí vận chuyển cao vàgây lãng phí. Mặc dù vậy khả năng thu hồi năng lượng từ bùn cặn là rất lớn,bùn cặn có tiềm năng để tái sử dụng cho các mục đích khác nhau.Việc tận dùng bùn cặn vừa giúp giảm thiểu chất thải, giảm chi phí đểxử lý các chất thải, tạo ra nguồn năng lượng sạch vừa góp phần bảo vệmôi trường. Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứuxử lý bùn cặn từ trạm xử lý nước thải đô thị bằng quá trình phân huỷkỵ khí kết hợp thu hồi Biogas” 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định tính chất, thành phần bùn cặn phát sinh từ hệ thống xửlý nước thải đô thị. 2 - Xác định được thành phần và sản lượng biogas sinh ra từ quátrình phân hủy kỵ khí các loại bùn cặn của hệ thống XLNT và cácthông số của quá trình công nghệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: (1) Cặn từ quá trình xử lý cơhọc. (2) Bùn hoạt tính và màng vi sinh vật từ quá trình xử lý sinh học.(3) Quá trình phân hủy kỵ khí bùn cặn từ HTXLNT đô thị. * Phạm vi nghiên cứu: Do hiện tại Đà nẵng chưa có hệ thống XLNT hoàn thiện (côngnghệ hồ kỵ khí) nên các loại bùn cặn phát sinh từ hệ thống được xácđịnh bằng cách sử dụng mô hình trình diễn xử lý nước thải chi phíthấp của Metawater (công nghệ lọc xốp nổi và lọc sinh học) và thiếtlập mô hình vật lý mô phỏng quá trình lắng tĩnh và sinh hóa hiếu khíAerotank (SBR) để tiến hành thí nghiệm. Từ đó xác định tốc độ phân hủy kỵ khí bùn cặn ở quy mô phòngthí nghiệm với cặn từ quá trình lắng tĩnh, lọc xốp nổi, bùn hoạt tínhSBR và màng vi sinh vật sau lọc sinh học, thực nghiệm được tiếnhành trong trường hợp nạp liệu gián đoạn. Đối với cặn từ quá trình xửlý cơ học, được tiến hành tiếp tục ở quy mô bán thực nghiệm với điềukiện nạp liên tục. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/2014 đến 6/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê; - Phương pháp khảo sát; - Phương pháp phân tích; - Phương pháp mô hình; - Phương pháp xử lý số liệu & đánh giá kết quả; 3 Nơi tiến hành thực nghiệm: Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ môitrường, Đại học Đà Nẵng và trạm xử lý nước thải Phú Lộc –thành phố Đà Nẵng 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp thêm số liệu về tínhchất và thành phần bùn cặn từ hệ thống XLNT ở Việt Nam, các thôngsố quá trình công nghệ có liên quan tới thu hồi Biogas từ bùn cặn, gópphần làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế công trình xử lý bùn cặnbằng phương pháp kỵ khí. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài có thể được ứng dụng để giải quyết các vấn đềtồn tại của các trạm xử lý nước thải đô thị: (1) Giảm thiểu khối lượngbùn, cặn thải; (2) Giảm chi phí để xử lý các chất thải; (3) Tận thunguồn khí sinh học và góp phần bảo vệ môi trường. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm có 03 Chương và trình bày theo bố cục sau: Mở đầu C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: