Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.31 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhận diện những ưu điểm, hạn chế của công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. Đề xuất các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao tính hữu hiệu của công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ MINH TÂMKIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8 34 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8 34 03 01 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phương Phản biện 1: PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc TiếnLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại họcĐà Nẵng vào ngày 8 tháng 9 năm 2019.Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kiểm soát chi (KSC) ngân sách nhà nước (NSNN) là mộttrong các nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện chức năng quản lýquỹ NSNN qua hệ thống Kho bạc nhà nước (KBNN). Để nền kinh tếphát triển một cách ổn định, bền vững trong điều kiện nguồn lựcquốc gia thật sự khan hiếm, nhu cầu chi tiêu ngân sách luôn biếnđộng theo chiều hướng gia tăng, trong khi nguồn thu rất khó đảm bảothì công tác KSC NSNN qua KBNN, đặc biệt là các khoản chithường xuyên là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhằm cânbằng thu, chi và tránh xảy ra bội chi NSNN. Những năm qua, KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nóichung và KBNN huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum nói riêng đã cónhững chuyển biến tích cực theo hướng chuyên sâu và chuyên mônhóa cao, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho khách hànggiao dịch. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế KSC thường xuyênNSNN qua KBNN vẫn còn những hạn chế, bất cập như sử dụngNSNN vẫn còn tình trạng lãng phí, dễ phát sinh tiêu cực; cán bộ làmnhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN còn chưa nắmbắt đầy đủ về chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhànước; việc thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngânsách của những đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) còn hạnchế,… Tất cả những điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sửdụng ngân sách, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tụchành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế. Như vậy, thực hiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN quaKBNN nói chung và KBNN huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum nóiriêng còn bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụngngân sách, chưa đáp ứng hiệu quả hoàn toàn yêu cầu quản lý và cải 2cách thủ tục hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhậpquốc tế. Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời nhận thức được vị trí,tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề kiểm soát NSNN nói chung, KSCthường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng, tôi lựa chọn đề tài:“Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Khobạc Nhà nước huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum” với mong muốnđóng góp những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả côngtác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông tỉnhKon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện những ưu điểm, hạn chế của công tác KSC thườngxuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. - Đề xuất các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao tínhhữu hiệu của công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyệnTu Mơ Rông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài làcông tác KSC thường xuyên NSNN thuộc ngân sách cấp huyện tạiKBNN huyện Tu Mơ Rông. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: KBNN huyện Tu Mơ Rông. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu hoạt động KSC thườngxuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông từ năm 2016 đến 2018. - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung giải quyết cácvấn đề liên quan đến công tác KSC thường xuyên liên quan đếnnguồn vốn NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp định tính, cụ 3thể là có sự phối hợp các phương pháp sau: + Thu thập dữ liệu trực tiếp từ KBNN huyện Tu Mơ Rông. + Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để hệthống hóa cơ sở lý luận, tính toán các chỉ tiêu, lập luận và giải thích. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm hoàn thiện công tácKSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông, đảm bảoviệc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng, cóhiệu quả. Những giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyênNSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông hướng tới mục tiêu giảm thiểuthất thoát lãng phí, kịp thời phát hiện những sai sót trong việc quảnlý các khoản chi thường xuyên từ NSNN trong những năm tới. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạocác cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN, ban quản lý dự án; tài liệu phụcvụ học tập và nghiên cứu bổ ích, có giá trị cho cán bộ, công chứcKBNN huyện Tu Mơ Rông nói riêng và hệ thống KBNN nói chung. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại KBNN. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC1.1. KHÁI QUÁT CHI THƯỜNG XUY ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: