Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 509.55 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá sự phát triển của mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam trên phương diện lý thuyết (chính sách). Đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và thuế trong thực tiễn áp dụng ở các doanh nghiệp niêm yết, nhận diện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mối liên hệ này, từ đó đề xuất hàm ý chính sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯƠNG THÙY VÂNNGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐÀ NẴNG, 2020 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Hà Tấn 2. PGS.TS. Nguyễn Công Phương- Phản biện 1: PGS.TS. Võ Văn Nhị- Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh- Phản biện 3: PGS.TS. Trần Phước Luận án đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩhọp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào lúc 14 giờ 00phút, ngày 13 tháng 6 năm 2020.Có thể tìm luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội- Trung tâm Thông tin học liệu và Truyền thông - Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán vàthuế ở Việt Nam Trên thế giới có hai trường phái quan điểm quốc tế về mối liênhệ giữa kế toán và thuế bao gồm các quốc gia Châu Âu lục địa và cácnước Anglo-Saxon. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mối liên hệ nàykhác nhau ở các quốc gia và theo thời gian do áp lực của sự pháttriển. Trong các tài liệu quốc tế về mối liên hệ giữa kế toán và thuế,rất ít các nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam. Mặc dù Nguyễn CôngPhương đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất mối liên hệ phụ thuộcgiữa kế toán và thuế ở Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa làmô hình phụ thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay, đặc biệt là trongthời buổi hội nhập quốc tế sâu rộng và những yêu cầu từ cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0. Nước ta hiện nay đang trong quá trình hoàn chỉnh các thủ tụckhi gia nhập thị trường chung ASEAN (ASEAN EconomicCommunity – AEC), ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với bối cảnh đó, thôi thúc nhànước hoàn thiện các chính sách, các quy định và chế độ liên quanđến kế toán và thuế nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hội nhậpquốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ sự thiếu hụt về nghiên cứu liên quan kết hợp với yêu cầu từbối cảnh đặt ra đối với kế toán và thuế. Luận án quyết định chọn đềtài nghiên cứu có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đó là: “Nghiên cứumối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam”. Nghiên cứu nàyđược thực hiện sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sáchxác định rõ hiện trạng sự ảnh hưởng lẫn trong giữa kế toán và thuếtrong mối liên hệ giữa kế toán và thuế. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Đánh giá sự phát triển của mối liên hệ giữa kế toán và thuế ởViệt Nam trên phương diện lý thuyết (chính sách). - Đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và thuế trong thực tiễn ápdụng ở các doanh nghiệp niêm yết, nhận diện và đánh giá mức độảnh hưởng của các nhân tố đến mối liên hệ này, từ đó đề xuất hàm ýchính sách. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Sự phát triển của mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên phươngdiện lý thuyết ở Việt Nam như thế nào? - Mối liên hệ giữa kế toán và thuế biểu hiện trong thực tiễn ápdụng bởi các doanh nghiệp như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởngđến mối liên hệ giữa kế toán và thuế? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án làmối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu tập trung xem xét quy định, nguyên tắcvà thực tiễn đo lường liên quan đến thuế TNDN giữa kế toán và thuế. Về không gian: Nghiên cứu ở các doanh nghiệp niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam (hai sàn giao dịch chứng khoán HNXvà HOSE). Về thời gian: Thời gian nghiên cứu về mặt chính sách từ năm1990 đến 2017 (chỉ tính đến những mốc thời gian ban hành các chínhsách quan trọng của kế toán và thuế); Thời gian thu thập số liệu đểđánh giá thực tiễn mối liên hệ là 10 năm từ năm 2007 đến năm 2016. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận định tính: Cách tiếp cận này sử dụng phương 3pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lýthuyết kết hợp với phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu, so sánh, đánhgiá mối liên hệ trên phương diện nguyên tắc đo lường dựa vào cácvăn bản luật, thông tư, quyết định,... và văn bản hướng dẫn thi hành. Phương pháp khảo cứu tài liệu: Phương pháp khảo cứu tài liệusử dụng chủ yếu là các tài liệu sơ cấp như các quy định, luật, thôngtư, quyết định, những văn bản hướng dẫn thi hành về kế toán và thuếtừ năm 1995 đến nay. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Phương pháp lịchsử tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của mối liên hệ giữa kế toánvà thuế, kết hợp với phương pháp logic để đánh g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: