Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển kinh tế Hàng hải Việt Nam giai đoạn (1996 - 2007), đánh giá thành tựu, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào giai đoạn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-----------------------NGUYỄN THỊ THƠMĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠOPHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢITỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2007CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMMÃ SỐ:60 22 56LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬHÀ NỘI - 2009MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiThế kỷ XXI được thế giới xem là Thế kỷ của đại dương, các quốc giacó biển rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng Chiến lược biển.Khu vực Biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địachính trị rất quan trọng. Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km nằm gần kềtuyến hàng hải quốc tế, nối liền các trung tâm kinh tế sôi động nhất của thếgiới hiện nay, trong tương lai kinh tế biển sẽ là một ngành then chốt của nềnkinh tế quốc dân.Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã hướng ra biển đểbuôn bán và giao lưu văn hoá với các quốc gia lân cận và trên thế giới vớiphương châm “Tứ hải giai huynh đệ”. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đếnnay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm chỉ đạo các hoạt động kinh tếbiển trong đó có ngành Hàng hải nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của biểnnhư câu ca mà ông cha ta đã đúc kết “rừng vàng biển bạc”. Trước tình hìnhmới của cách mạng, ngày 5/5/1965, Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết địnhsố 1046/QĐ về việc giải thể Cục Vận tải biển, thành lập Cục Vận tải đườngbiển và Cục Vận tải đường sông. Với quyết định này, ngành Hàng hải ViệtNam đã bước sang một giai đoạn mới.Giai đoạn 1965 - 1975 ngành Hàng hải Việt Nam cùng cả nước vừachiến đấu, vừa xây dựng và phát triển lực lượng, góp phần đắc lực cho côngcuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến lớnmiền Nam. Bằng sự thông minh và lòng dũng cảm, vượt qua muôn vàn khókhăn và thử thách, cán bộ công nhân ngành Hàng hải đã góp phần đắc lựctrong cuộc kháng chiến phong toả bằng đường biển của kẻ thù, bốc dỡ và vậnchuyển hàng triệu tấn hàng hoá bằng đường biển phục vụ cho hậu phương vàtiền tuyến. Từ sau năm 1975, vai trò lãnh đạo của Đảng trong các hoạt độngsản xuất kinh doanh của Ngành được triển khai trong phạm vi cả nước. Nhiềunhiệm vụ mới được đặt ra cho Ngành.Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã có mộtsố Nghị quyết, chính sách về các lĩnh vực liên quan đến biển. Trước tình hìnhmới của đất nước, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trongnhững xu hướng phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế nàysẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt là các nước đang pháttriển ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại, đầu tưtài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi trên, tình hình thế giới vàkhu vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Khủng hoảng tài chínhđang lan rộng ra nhiều nước làm cho nền kinh tế thế giới bị suy thoái. Mặc dùchính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những can thiệp tích cực nhưngkhủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới có thể kéo dài trong một vài năm tới.Vai trò của Mỹ bị suy giảm, sự nổi lên của một số nước làm gia tăng cạnhtranh quốc tế trên các lĩnh vực, xu hướng hình thành thế giới đa cực ngàycàng nổi rõ. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra Chiến lược biển ViệtNam đến năm 2020 với mục tiêu:Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nướcgiàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020,kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP củacả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kểđời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quânđầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước.Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thànhmột số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sảnphẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khukinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợpthống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trongcác lĩnh vực về biển [29, tr. 3].Với những lý do đó, tôi chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo phát triển kinh tế Hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007 làm luận vănnghiên cứu của mình.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận vănLà một ngành kinh tế trẻ, nhưng mang lại lợi nhuận rất cao, góp phầnquan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Vì vậy, đã thu hút sựquan tâm của các cơ quan, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Các công trình nghiên cứu, gồm các tài liệu xuất bản thành sách, các bàiviết đăng trên các báo, tạp chí của các tác giả trong nước, nổi bật có:- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: Đề án hình thành tập đoàn Hànghải quốc gia Việt Nam, Hà Nội, 2007. Đề án đã nêu lên sự cần thiết phảihình thành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: