Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.07 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, từ thực trạng đời sống văn hóa khu dân cư ở thành phố Đà Nẵng. Luận văn "Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" xây dựng hệ thống các giải pháp để nhằm thực hiện nếp sống văn hóa cho cộng đồng khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRỊNH THỊ HỢP MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ PHÁTTRIỂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HỮU ÁI Phản biện 1: TS. DƯƠNG ANH HOÀNG Phản biện 2: TS. TRẦN NGỌC ÁNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấmLuận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họptại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 06 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Văn hóa soiđường cho quốc dân đi”, điều này cho thấy trong đời sống xã hội,văn hóa được coi là nền tảng tinh thần, là động lực, mục tiêu của sựphát triển kinh tế - xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người, đã có những thời kỳ người tachỉ chú trọng vào phát triển kinh tế mà bỏ qua những yếu tố tinh thầncủa con người. Thực tế cho thấy, khi con người chỉ quan tâm tới cácgiá trị về kinh tế và chỉ chú trọng vào các mục tiêu tăng trưởng kinhtế thì sẽ tất yếu phát sinh những vấn đề về suy thoái đạo đức, vănhóa, lối sống, các yếu tố tinh thần bị xem nhẹ và coi thường, kéotheo hệ quả tất yếu là sự mất ổn định xã hội, kinh tế rơi vào khủnghoảng. Thực tế xã hội cho thấy, phát triển kinh tế phải luôn gắn liềnvới phát triển về văn hóa, đây là mối quan hệ hữu cơ không thể táchrời, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người. 1.2. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa thì mối quan hệgiữa văn hóa và phát triển trở thành lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng.Các nước trên thế giới không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trênlĩnh vực kinh tế, mà còn thiết lập những mối quan hệ về văn hóa, từđó thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa rộng khắp trênphạm vi toàn cầu. Đối với mỗi quốc gia, dân tộc đều tự nhận thứcđược rằng muốn đạt được sự phát triển bền vững và ổn định thì phảixem việc xây dựng văn hoá làm cơ sở, làm nền tảng, phải gắn kếttăng trưởng kinh tế với việc phát triển văn hoá và ổn định chính trịxã hội, “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà 2tách rời môi trường văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra những mất cânđối nghiêm trọng về cả mặt kinh tế lẫn văn hoá, và tiềm năng sángtạo của các nước ấy sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Một sự phát triển chânchính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực củamỗi cộng đồng. Vì vậy, phân tích đến cùng, các trọng tâm, các độnglực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hoá.Nhưng đó là điều cho đến nay vẫn thiếu. Từ nay trở đi văn hóa cầncoi mình là một nguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển và ngược lạiphát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai tròđiều tiết xã hội” 1.3. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển đượcĐảng Cộng sản Việt Nam xác định: văn hoá chính là cơ sở, là nềntảng, là động lực cho sự phát triển xã hội, gắn các mục tiêu phát triểnvới tiến bộ và công bằng xã hội, hướng tới xây dựng nền văn hóaViệt Nam phát triển, tiên tiến đậm đà bẳn sắc dân tộc. Là một trung tâm kinh tế - xã hội ở khu vực miền Trung – TâyNguyên, thành phố Đà Nẵng đang có những chuyển biến mạnh mẽvề mọi mặt, hướng tới mục tiêu “xây dựng thành phố 5 không”,“thành phố 3 có” và cơ bản trở thành một thành phố công nghiệptrước năm 2020. Bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, thànhphố còn tích cực xây dựng những chiến lược phát triển văn hóa xãhội. Hướng tới việc giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóatruyền thống của thành phố nhằm nâng cao lòng tự hào về truyềnthống quê hương. Gắn việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, vănhóa với việc xây dựng các tuyến điểm du lịch. Đó chính là một sựvận dụng biện chứng của mối quan hệ giữa văn hóa và phát triểntrong điều kiện thực tiễn của thành phố, tạo ra những động lực mạnh 3mẽ cho sự sự phát triển toàn diện của Đà Nẵng trong tương lai. Vớinhững lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa văn hóavà phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cưtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp củamình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển,từ thực trạng đời sống văn hóa khu dân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: