Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong ca dao người Việt

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.18 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm chỉ ra đặc điểm cấu tạo, giá trị biểu hiện và giá trị ngữ dụng của bộ phận từ ngữ chỉ tâm lí – tình cảm trong ca dao người Việt. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho công tác giảng dạy và hoạt động văn học dân gian trong nhà trường phổ thông, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về ca dao, đặc biệt là ca dao dưới góc độ ngôn ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong ca dao người Việt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN PHƯƠNG ANHTỪ NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÍ – TÌNH CẢM TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.02.40 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬNPhản biện 1: TS. TRƯƠNG THỊ NHÀNPhản biện 2: TS. TRẦN VĂN SÁNGLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vàongày 06 tháng 12 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Từ ngữ chỉ tâm lí – tình cảm là một trong những nhóm từngữ của từ vựng được phân chia theo trường ý nghĩa biểu thị. Lựachọn từ ngữ chỉ tâm lí – tình cảm để nghiên cứu, người viết hy vọngsẽ góp một phần công sức vào việc giải mã xu hướng và quan niệmphân chia vốn từ vựng theo trường nghĩa biểu thị này. Đề tài không nghiên cứu từ ngữ trong hệ thống cấu trúc tĩnhcủa vốn từ tiếng Việt mà nghiên cứu từ trong hoạt động hành chức, ởmột phạm vi rất đặc biệt, đó là ngôn ngữ trong ca dao. Nhóm từ biểuthị tâm lí – tình cảm có tần số xuất hiện rất cao trong ca dao ngườiViệt, vì nó gắn liền với tâm lí – tình cảm của con người, diễn biếntâm lý, tình cảm nội tâm của chính con người và rộng hơn là quanniệm của con người về hiện thực cuộc sống. Do đó, khi thống kê vànghiên cứu nhóm từ này, chúng ta có thể thấy rõ những vấn đề bảnchất nhất của ca dao, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học chứ không đơnthuần là vấn đề thống kê và phân loại ngôn ngữ. 1.2. Ca dao là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, là lời than vãnvề thân phận tủi nhục, đắng cay, là niềm lạc quan tin tưởng vàotương lai, là lời phản kháng thế lực, là tình yêu nam nữ, tình yêu quêhương, đất nước... Đó là một gia tài vô cùng quý giá đang hiện hữuvà nuôi dưỡng mọi thế hệ con người trên đất nước Việt Nam thânyêu. Nhiều công trình nghiên cứu về con người đã tìm hiểu các biểuhiện tâm lý của con người, trong đó có việc nghiên cứu tâm lí củacon người qua ngôn ngữ. Trong từ vựng của ngôn ngữ, có một số từngữ có chức năng định danh tâm lý, đánh dấu các biến thái của trạngthái cảm xúc. Tìm hiểu các từ ngữ này sẽ phần nào cho ta thấy đượcngôn ngữ hành chức ra sao trong cuộc sống và cuộc sống - trong đó 2có đời sống tinh thần - đã được thể hiện vào ngôn ngữ như thế nào. Hạnh phúc và khổ đau, thương nhớ và giận hờn, đợi chờ vàthao thức, buồn và vui… đó là những cung bậc trạng thái của tìnhcảm nói chung, của tình yêu nói riêng - loại tình cảm lớn lao và đẹpđẽ nhất chỉ có trong xã hội loài người. Ca dao là lời ăn tiếng nói củanhân dân, là tiếng hát tâm tình, kết tinh trí tuệ và xúc cảm tự bao đờicủa biết bao thế hệ. Việc tìm hiểu ca dao là góp phần làm rõ nhữngđặc trưng văn hoá dân tộc, tâm lý dân tộc. Vì thế, tìm hiểu ngôn ngữtrong ca dao, trong đó nghiên cứu riêng về từ ngữ biểu thị tâm lí -tình cảm trong ca dao là một trong những hướng nghiên cứu có khảnăng chứng minh, lý giải được những cung bậc trạng thái của tìnhcảm con người bình dân thời xưa. Trên đây là những lí do cơ bản để chúng tôi thực hiện đề tài:“Từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong ca dao người Việt”. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm chỉ ra đặc điểm cấu tạo, giá trị biểu hiện và giá trịngữ dụng của bộ phận từ ngữ chỉ tâm lí – tình cảm trong ca daongười Việt. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho công tác giảng dạy vàhoạt động văn học dân gian trong nhà trường phổ thông, giúp ngườiđọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về ca dao, đặc biệt là ca dao dướigóc độ ngôn ngữ. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát, thống kê và phân loại tất cả từ, ngữchỉ tâm lí – tình cảm trong ca dao theo các tiêu chí khác nhau:phương thức cấu tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa, góp phần làm nổi bậtnhững nét đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm về về hình thức và giá trị ngữ nghĩa của cáctừ ngữ biểu thị ý nghĩa tâm lí – tình cảm của tiếng Việt trong ca dao. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nguồn tư liệu khảo sát lấy từ công trình: “Kho tàng ca daongười Việt”, 2001, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đặng Nhật, NguyễnThị Loan, Đặng Diệu Trang, Nxb VHTT. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, trong quá trình khảo sát chún ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: