Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum hiện nay

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, từ thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum hiện nay, luận văn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum hiện nay" nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum hiện nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ HƯỞNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở KON TUM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học : TS. Trần Ngọc ÁnhPhản biện 1: TS. Dương Anh HoàngPhản biện 2: PGS. TS. Lê Văn ĐínhLuận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại họcĐà Nẵng vào ngày 06 tháng 01 năm 2014.Có thể tìm hiểu luận văn tại:Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà NẵngThư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là một tư tưởngkhoa học và cách mạng. Nó được Đảng ta vận dụng trong toàn bộtiến trình cách mạng giải phóng dân tộc và tiếp tục theo đuổi lýtưởng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với 54 dân tộc cùng sinh sống trênmảnh đất hình chữ S, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mặc dùmỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng trong sự thống nhất và đa dạngcủa nền văn hóa Việt Nam, nhưng trong tiến trình lịch sử lâu dàidựng, giữ và phát triển đất nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh đấutranh kiên cường và giành thắng lợi trước mọi kẻ thù xâm lược. Dođó, đoàn kết các dân tộc là một nhu cầu khách quan, cấp thiết và trởthành truyền thống quý báu của nhân dân ta. Kon Tum là một vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc anh em,quán triệt những chủ trương, chính sách về củng cố và tăng cườngkhối đại đoàn kết dân tộc của Đảng, nhận thức đúng vị trí và đặcđiểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum, Đảng bộtỉnh cũng đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về củng cố vàtăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong tỉnh. Nhờ đó khối đạiđoàn kết các dân tộc trong tỉnh không ngừng được cũng cố và tăngcường. Tuy nhiên do vị trí địa lý đặc biệt, Kon Tum là một tỉnh nằmphía bắc Tây Nguyên, tại ngã ba Đông Dương với vị trí chiến lượcnhư vậy, Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng, từ lâu các thếlực thù địch thường xuyên lợi dụng những khó khăn về đời sống vànhững thiểu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, chính 2sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta để chia rẽ khối đại đoàn kết,các thế lực thù địch thường lợi dụng việc truyền đạo tin lành tráiphép đã kích động xu hướng ly khai dân tộc, âm mưu thành lập nhànước tự trị của vùng Tây Nguyên, đó là một trong những nguyênnhân làm cho khối đại đoàn kết dân tộc ở nơi đây chưa thật vữngchắc. Bên cạnh đó một số cấp ủy đảng địa phương chưa nhận thứcđúng đắn về vị trí của công tác xây dựng và cũng cố khối đại đoànkết dân tộc, chưa quán triệt những chủ trương và chính sách mới củaNhà nước ta về công tác dân tộc. Đội ngũ làm công tác dân vận cònyếu kém về mọi mặt, đặc biệt khả năng nói tiếng dân tộc bản địa cònyếu. Do vậy, đoàn kết các dân tộc ở Kon Tum hiện nay đang là vấnđề cấp bách hơn bao giờ hết, nhằm chống lại âm mưu của các thế lựcthù địch. Để làm được điều đó cần phải có sự kết hợp của các cấp ủyĐảng, chính quyền địa phương và hơn ai hết việc tạo lòng tin củađồng bào các dân tộc trong tỉnh vào sự lãnh đạo của Đảng là việclàm hết sức cần thiết. Hiện nay đứng trước công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi càngđòi hỏi chúng ta phải tăng cường đoàn kết các dân tộc hơn bao giờhết. Vì vậy nghiên cứu quá trình lãnh đạo và thực hiện khối đại đoànkết dân tộc ở Kon Tum trong những năm đổi mới, trên cơ sở đó rútra những bài học và kinh nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện nhữngchủ trương, biện pháp nhằm củng cố tăng cường khối đại đoàn kếtdân tộc ở Kon Tum. Đó là một trong những lý do tôi chọn đề tài “ Tư tưởng Hồ ChíMinh về vấn đề dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 3ở Kon Tum hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao họccủa mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc,từ thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum hiện nay, luậnvăn xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dântộc ở Kon Tum trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn - Thứ nhất: Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộcvà khối đại đoàn kết dân tộc. - Thứ hai: Làm rõ thực trạng vấn đề dân tộc và khối đại đoànkết dân tộc ở Kon Tum hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: