Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vấn đề hôn nhân và gia đình trong 'Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước'

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về hôn nhân và gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph.Ăngghen, từ thực trạng đời sống gia đình Việt Nam hiện nay, luận văn "Vấn đề hôn nhân và gia đình trong "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Angghen với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay" đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vấn đề hôn nhân và gia đình trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH THÚY VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH,CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” CỦA ĂNGGHEN VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 TÓM TẮTLUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học : TS. DƯƠNG ANH HOÀNGPhản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN TẤN HOÀNGPhản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN DŨNGLuận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học ĐàNẵng vào ngày 05 tháng 01 năm 2014.Có thể tìm hiểu luận văn tại:Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà NẵngThư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển xã hội, gia đình có vị trí đặc biệt, bởigia đình chính là tế bào của xã hội; từ gia đình, con người được sinhra và trưởng thành cả về thể chất và nhân cách. Lý luận khoa học về gia đình được xây dựng trên cơ sở nhữngquan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đặc biệt, lần đầu tiênđược trình bày như một công trình nghiên cứu trong tác phẩm kinhđiển “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”,xuất bản lần thứ nhất năm 1884. Bằng những cứ liệu khoa học,Ph.Ăngghen làm sáng tỏ vấn đề hôn nhân và gia đình, sự thay đổicác hình thức gia đình qua các hình thái kinh tế - xã hội, ông chỉ ramối quan hệ biện chứng giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình, trongđó tình yêu và hôn nhân là cơ sở, nền tảng để xây dựng gia đình hạnhphúc, bền vững. Nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội,các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hôn nhân và giađình dưới các góc độ khác nhau nhằm mục đích có cái nhìn đúngđắn, toàn diện vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Sau hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện,đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong pháttriển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho mọi gia đình. Đồng thời, sự phát triển của gia đình cũngchính là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lànhmạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của cơ chế thị trường,một mặt tạo cơ sở phát triển tiến bộ của mỗi gia đình và xã hội, mặtkhác nó dẫn đến có nhiều cái nhìn lệch lạc về hôn nhân và gia đình, 2những hành vi sai trái, thiếu văn hóa như lối sống thực dụng của mộtsố thanh thiếu niên hiện nay: sống nhanh, sống thử trước hôn nhân,vấn đề tảo hôn, bạo lực gia đình đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em, lyhôn ngày càng phổ biến… Gia đình hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thứcmới mà một trong những nguyên nhân của tình hình nói trên là donhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và sự phát triển của gia đìnhchưa cao. Do đó, vấn đề hôn nhân và gia đình đang cần có sự quantâm của các cấp ủy Đảng, của chính quyền địa phương, của các tổchức xã hội về việc giáo dục hôn nhân, gia đình, hướng mọi người cócái nhìn đúng đắn, toàn diện về vấn đề, tránh những luận điệu xuyêntạc, bóp méo vấn đề hôn nhân và gia đình trong chủ nghĩa Mác củngnhư của Đảng và Nhà nước ta. Vậy việc bảo vệ lý luận về hôn nhân và gia đình của chủ nghĩaMác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ đó đòi hỏi chúng tamột mặt phải khắc phục những sai lầm trong nhận thức cũng nhưtrong hoạt động thực tiễn; mặt khác phải bổ sung và phát triển lýluận về hôn nhân và gia đình một cách sáng tạo cho phù hợp với điềukiện mới ở nước ta hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì những lý do quan trọng đó, tôi đã chọn: Vấn đề hôn nhânvà gia đình trong “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu vàcủa nhà nước” của Ăngghen với việc xây dựng gia đình Việt Namhiện nay làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những nội dungcơ bản về hôn nhân và gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của giađình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph.Ăngghen, từ thựctrạng đời sống gia đình Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số 3giải pháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trình bày một cách có hệ thống quan điểm của Ph.Ăngghen vềhôn nhân và gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, củachế độ tư hữu và của nhà nước”. Phân tích thực trạng đời sống gia đình Việt Nam hiện n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: