Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay (Qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng)

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.97 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay (Qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng)" khái quát lý luận chung về quy luật mâu thuẫn và xung đột xã hội; phân tích thực trạng xung đột xã hội ở nước ta và tình hình KNTC ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua; đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề giải quyết KNTC ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay (Qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ NGUYỄN THỊ MAIVẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VIỆCGIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG) Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 TÓM TẮTLUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN ĐÍNH Phản biện 1: TS. Ngô Văn Hà Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế TưLuận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học ĐàNẵng vào ngày 19 tháng 12 năm 2015.Có thể tìm hiểu luận văn tại:-Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng-Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo phép biện chứng duy vật tất cả các sự vật, hiện tượng tồntại trong thực tại khách quan đều chứa đựng những mặt, nhữngkhuynh hướng đối lập nhau, tạo thành những mâu thuẫn trong bảnthân, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,động lực của sự vận động và phát triển. Sự đấu tranh giữa các mặtđối lập tạo thành mâu thuẫn diễn ra không ngừng vì thế sự vật, hiệntượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi. Khi nhận thức bản chất của sự vật và hiện tượng chúng ta phảiphân tích mâu thuẫn vốn có của chúng, đồng thời khi phân tích mâuthuẫn phải xem xét toàn diện các mặt đối lập của nó - theo dõi quátrình phát sinh, phát triển của các mặt đó, nghiên cứu sự đấu tranhcủa chúng qua từng giai đoạn, tìm hiểu những điều kiện khách quanlàm cho những mặt đó biến đổi, đánh giá đúng tính chất, vai trò củatừng mặt và của cả mâu thuẫn trong từng giai đoạn nhằm đưa raphương pháp giải quyết mâu thuẫn đạt hiệu quả nhất. Xung đột xã hội là hình thức đấu tranh để giải quyết nhữngmâu thuẫn xã hội đối lập giữa các lực lượng xã hội nhằm hiện thựchóa các nhu cầu về lợi ích và giá trị của lực lượng mình. Trongnhững năm gần đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đềuphải đối mặt với những bất ổn xã hội. Những bất ổn xã hội kéo dàiđã dẫn đến xung đột xã hội với xu hướng diễn biến ngày càng đadạng, phức tạp và phát sinh trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.Tác động của xung đột đối với con người là rất lớn, vừa mang tínhtích cực, tất yếu khách quan, vừa mang tính tiêu cực nếu không đượcquản lý tốt. Để phát huy những yếu tố tích cực cũng như hạn chế yếutố tiêu cực của xung đột, chúng ta cần nghiên cứu để tổng kết những 2vấn đề mang tính lý luận, cung cấp những khuôn khổ lý thuyết, nhằmgóp phần quản lý và giải tỏa những xung đột một cách hiệu quả, phùhợp với những biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội và các chuẩnmực quốc tế. Giải quyết KNTC là một trong những nhiệm vụ trọng tâmtrong công tác quản lý nhà nước. Kết quả giải quyết KNTC gópphần giảm thiểu các “điểm nóng” chính trị - xã hội, ổn định tình hìnhchính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đảm bảo pháp chế xãhội chủ nghĩa, kỷ luật trong quản lý nhà nước và là phương thức đểbảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy việc chọn đề tài “Vận dụng quy luậtmâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay -qua thực tiễn giải quyết KNTC ở thành phố Đà Nẵng” để góp phầnđổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyếtKNTC nhằm giảm thiểu các “điểm nóng” chính trị - xã hội trên địabàn thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận của quy luật mâu thuẫn, từ thực tiễn giảiquyết các xung đột xã hội ở nước ta nói chung và thực trạng KNTC ởthành phố Đà Nẵng nói riêng, luận văn xây dựng các định hướng vàđề xuất các giải pháp để giải quyết hợp lý các vấn đề KNTC vì sự ổnđịnh và phát triển của thành phố Đà Nẵng. 2.2. Nhiệm vụ + Khái quát lý luận chung về quy luật mâu thuẫn và xung đột xã hội; + Phân tích thực trạng xung đột xã hội ở nước ta và tình hìnhKNTC ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua; + Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết một cách có hiệu quảvấn đề giải quyết KNTC ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác giải quyết “điểm nóng”chính trị - xã hội ở nước ta nói chung và vấn đề KNTC ở thành phốĐà Nẵng nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Ngoài cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: