Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.40 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trình bày tóm tắt nội dung nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- ĐINH PHƢỢNG LOAN ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ HÀ NỘI - 2010 2 MỞ ĐẦU Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được thành lập từ năm 1995, đến nay đã trở thành một trong hai doanh nghiệp chủ đạo trong ngành Viễn thông Việt Nam. Thực hiện chính sách điều tiết viễn thông nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tận dụng hiệu ứng mạng trong viễn thông, Chính phủ giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (DVVTCI) giai đoạn 2006÷2010 cho các doanh nghiệp viễn thông (DNVT), trong đó có Viettel. Đến nay hoạt động cung cấp DVVTCI của Viettel đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp phần không nhỏ vào hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông đến với người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, thì nhiệm vụ cung cấp DVVTCI tiếp tục được triển khai như Luật Viễn thông khẳng định. Để phát huy lợi thế về năng lực mạng lưới viễn thông, vừa đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, vừa đảm bảo mục tiêu phục vụ xã hội, cộng đồng, các DNVT nói chung, Viettel nói riêng cần tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, đi đầu về DVVTCI giai đoạn 2011÷2015 theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, đề tài: “Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội” được lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ - chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Dựa trên hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về DVVTCI, cùng với việc đánh giá thực trạng cung cấp DVVTCI của Viettel giai đoạn 2006÷2010, luận văn nêu quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển, duy trì DVVTCI của Viettel giai đoạn 2011÷2015. Về kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ viễn thông công ích. Chương 1 của Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về DVVTCI: Khái nhiệm, nguồn gốc và bản chất của DVVTCI; đồng thời đưa ra quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển viễn thông, trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế. Nội dung chương 1 cũng đã làm rõ cơ sở thực tiễn thiết yếu của DVVT đối với đời sống xã hội, sự cần 3 thiết của chính sách về DVVTCI thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chương 1 cũng đã tóm tắt được một số kinh nghiệm quốc tế về hoạt động cung cấp DVVTCI của một số nước phát triển trên thế giới và khu vực, đồng thời rút ra bài học về hoạt động cung cấp DVVTCI. Kết quả chương 1 đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về DVVTCI giai đoạn 2006÷2010. Chƣơng 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của Viettel giai đoạn 2006 ÷ 2010. Chương 2 của Luận văn đã nêu tổng quan về Viettel và bước phát triển của Viettel trong hoạt động cung cấp DVVTCI ở Việt Nam; khái quát thực trạng cung cấp DVVTCI của Viettel giai đoạn 2006÷2010, trong đó phân tích thành tựu kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân; đồng thời rút ra bài học trong hoạt động cung cấp DVVTCI đối với Viettel. Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông công ích do Viettel cung cấp giai đoạn 2011÷2015. Chương 3 nêu rõ quan điểm phổ cập dịch vụ viễn thông giai đoạn 2011÷2015; nguyên tắc xây dựng chương trình cung cấp DVVTCI giai đoạn 2011÷2015; mục tiêu, định hướng phát triển giai đoạn 2011÷2015. Các giải pháp phát triển DVVTCI do Viettel cung cấp bao gồm: Giải pháp về qui hoạch phát triển mạng lưới; giải pháp về thể chế quản lý; giải pháp huy động nguồn lực; giải pháp về công nghệ. Một số giải pháp của Nhà nước: Khuyến khích phát triển dịch vụ và nội dung; hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế. Điều kiện thực hiện các giải pháp: Nâng cao nhận thức về DVVTCI; cơ cấu tổ chức quản lý; sự nỗ lực của toàn dân. Kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan quản lý Nhà nước; đối với Viettel. Sau đây là kết quả nghiên cứu từng chương: 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của DVVTCI 1.1.1. Khái niệm Dịch vụ công là những công việc phục vụ cộng đồng theo những nhu cầu thiết yếu, nhằm thoả mãn các yêu cầu cụ thể phát sinh trong quá trình quan hệ qua lại. Hiện nay, người ta chia dịch vụ công thành 2 loại chính là: Dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích. Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm: Dịch vụ viễn thông phổ cập nhằm phục vụ cộng đồng tạo điều kiện cho mọi người dân có thể sử dụng thông tin liên lạc phù hợp với điều kiện, khả năng của chính bản thân họ, gia đình họ, như điện thoại nội hạt, truy nhập Internet… Dịch vụ viễn thông bắt buộc (DVVTBB) nhằm phục vụ cộng đồng trong từng trường hợp giải quyết những vấn đề “an toàn” cho cuộc sống chung như cứu hoả, cấp cứu sinh mệnh, cấp cứu xung đột trật tự xã hội, thiên tai… 1.1.2. Nguồn gốc, bản chất kinh tế và phân loại hoạt động công ích - Nguồn gốc của hoạt động công ích: Nguồn gốc của hoạt động công ích bắt đầu từ không tự giác, xuất phát từ cái lợi riêng để tạo ra các vật dụng và điều kiện nào đó nhưng sản phẩm, dịch vụ đó lại có lợi không chỉ riêng ai, mọi người theo nhau, cùng nhau làm và cuối cùng, hoạt động tự giác của xã hội loài người có tiêu chuẩn nhất định. - Bản chất: Một là, hoạt động công ích do ý muốn chủ quan của Nhà nước, do Nhà nước quy định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: