Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.75 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn với mục tiêu đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo Khu vực Đông Bắc tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ PHAN THANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH KINH DOANH QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Hoa Hà Nội – Năm 2019 TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tính cấp thiết của đề tài Xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống cho người nghèo là một trong những chủ trương lớn, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo; là vấn đề lớn, quan trọng, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh. Chính phủ đã có rất nhiều chương trình, dự án để đầu tư cho hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng thời cũng tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và các nguồn vốn tín dụng hộ nghèo. Nhưng làm thế nào để các chương trình này đạt được hiệu quả cao nhất luôn là vấn đề được quan tâm của toàn xã hội. Trước những thách thức đang được đặt ra, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải luôn có những phương thức quản lý, chiến lược hành động cụ thể, hợp lý và chặt chẽ. Vùng Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Đông Bắc là vùng có nền kinh tế khá phát triển, có sự giao thương với nước ngoài bằng cả đường biển và đường đất liền, là vùng có cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các khu vực miền núi khác của cả nước, Đông Bắc tập trung nhiều tiềm lực phát triển kinh tế: khai thác khoáng sản, xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch…. Mặc dù là khu vực có điều kiện kinh tế phát triển nhưng chưa đồng đều. Người nghèo ở khu vực miền núi còn rất nhiều, tỷ lệ hộ nghèo tại khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng khá cao so với các khu vực khác. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng cũng đem lại nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng chính sách nói chung và hiệu quả cho vay hộ nghèo nói riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội tại các địa phương này. Xuất phát từ yêu cầu lý luận, thực tế hoạt động và mong muốn hoạt động cho vay đối với hộ nghèo ở Khu vực Đông Bắc tại 1 NHCSXH ngày càng có hiệu quả tốt hơn, đáp ứng mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của quốc gia, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo Khu vực Đông Bắc tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo Khu vực Đông Bắc tại NHCSXH Việt Nam. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội . - Nghiên cứu thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo Khu vực Đông Bắc tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam . - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo Khu vực Đông Bắc tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả cho vay hộ nghèo. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: NHCSXH khu vực Đông Bắc. - Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp : - Phương pháp phân tích logic hệ thống; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp so sánh; 2 - Phương pháp thực chứng dựa trên những tư liệu thực tiễn để phân tích. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương : Chương 1.Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Chương 2. Thực trạng hiệu quả cho vay vay hộ nghèo Khu vực Đông Bắc tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo Khu vực Đông Bắc tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. 3 Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH 1.1.Tổng quan về nghèo và giảm nghèo đói 1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo đói Định nghĩa về nghèo đói: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói - Nguyên nhân từ bản thân người nghèo: - Điều kiện tự nhiên, môi trường: - Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo: - Chính sách quản lý xã hội: 1.1.3. Sự cần thiết phải giảm nghèo đói Thực tế cho thấy nghèo đói không tồn tại trong phạm vi quốc gia, khu vực mà ở mọi nơi, kể cả ở những quốc gia được đánh giá là giàu có, thậm chí là rất giàu có (ví dụ ngay trong lòng nước Mỹ, nước được xem là cực kỳ giàu có song vẫn còn khoảng 35 triệu người nghèo khổ). Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Chính phủ các nước đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo. Có xóa đói giảm nghèo được thì toàn xã hội mới có thể phát triển kinh tế bền vững được. 1.2. Cho vay hộ nghèo 4 1.2.1. Khái niệm cho vay hộ nghèo Cho vay hộ nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước hoặc được Nhà nước hỗ trợ thông qua tổ chức tín dụng thực hiện cho người nghèo vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: