Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết các đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu BHYT học sinh, sinh viên tại BHXH tỉnh Bắc Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Tăng cường quản lý thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHAN THỊ THU HUYỀN – MÃ SỐ COO889 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI BHXH TỈNH BẮC GIANG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 60340102NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM NHÃ Hà Nội - Năm 2018 LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên là mối quan lớn của mỗiquốc gia, mỗi gia đình và toàn xã hội. Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia trên thếgiới đã triển khai chính sách BHYT học sinh, sinh viên gắn với y tế trường học từ rấtlâu. Tại Australia, Anh, Mỹ, Nhật, Ai Cập, Philippines, Thái Lan, Singapore…BHYT học sinh, sinh viên và y tế trường học được xem là một giải pháp cơ bản, lâudài để chăm sóc sức khỏe cho thế hệ tương lai. Ngoài việc chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe, thông qua chính sách BHYT còn giáo dục cho các em nhận thức tốt về tínhcộng đồng, nhân ái, nhân văn, nâng cao giá trị nhân cách và lối sống trong xã hộihiện đại ngày nay. Đây là nền tảng tạo ra bản sắc văn hóa, tính cách văn minh trongmỗi con người của một dân tộc. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 25 triệu học sinh, sinh viên học tập tại gần40.000 trường học các cấp từ giáo dục mầm non đến đào tạo đại học và sau đại học,có thể thấy đây là lực lượng đông đảo chiếm tới 27% dân số, việc hoàn thành baophủ BHYT đến nhóm đối tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với lộ trình BHYTtoàn dân. Hơn thế nữa, thực hiện BHYT học sinh, sinh viên còn có ý nghĩa quantrọng trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp (Điều 2, LuậtGiáo dục, 2009). Tại Việt Nam, BHYT học sinh, sinh viên được thực hiện từ năm 1992; năm1994 triển khai trên phạm vi cả nước theo hình thức tự nguyện và từ 01/01/2010, họcsinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT. Thu BHYT ảnh hưởngtrực tiếp đến chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Do vậy,quản lý thu BHYT là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH và Giáo dục đào tạo.Để thu BHYT đạt hiệu quả cao thì tăng cường quản lý thu BHYT phải được tổ chứcchặt chẽ, thống nhất, khoa học trong cả hệ thống, từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu,ghi kết quả và quản lý tiền thu BHYT… Bắc Giang là tỉnh miền núi, có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao (gần 1/5 dân sốtoàn tỉnh). Hiện nay, tỷ lệ học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh tham gia BHYT chưacao. Một trong những nguyên nhân là do còn nhiều phụ huynh học sinh chưa thấyđược lợi ích từ việc tham gia BHYT. Nhiều phụ huynh không mua thẻ BHYT cho conem mình vì họ cảm thấy không có nhu cầu khám chữa bệnh và quan trọng hơn là khôngthấy được ý nghĩa quan trọng của chính sách BHYT có tính cộng đồng chia sẻ. Bêncạnh đó, một số trường học cũng chưa thực sự quan tâm đến chính sách này. Điều đóảnh hưởng đến nguồn thu để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi đến trường.Công tác quản lý thu BHYT học sinh, sinh viên của cư quan BHXH Tỉnh còn bộc lộnhững hạn chế nhất định. Để thực tốt lộ trình BHYT toàn dân của UBND tỉnh BắcGiang theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 và Luật BHYT số 46/QH13 sửa đổi, bổsung có hiệu lực từ 01/01/2015 thì đến hết năm 2017, tỉnh Bắc Giang phải đạt tỷ lệít nhất 98% học sinh, sinh viên có thẻ rất cần có những giải pháp cụ thể để tăng cườngcông tác quản lý thu BHYT tại cơ quan BHXH Tỉnh. Vì lý do đó, đề tài “ Tăngcường quản lý thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh Bảo hiểm xã hội BắcGiang” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của Luận văn là đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuBHYT học sinh, sinh viên tại BHXH tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về quản lý thu BHYT học sinh, sinhviên tại BHXH tỉnh Bắc Giang, Luận văn hướng đến những nhiệm vụ cụ thể sau: - Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu BHYT cho đối tượng họcsinh, sinh viên thông qua việc trình bày khái quát về hoạt động thu BHYT; nội dungcông tác quản lý thu BHYT; hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuBHYT; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý thu BHYT của cơ quanBHXH cho đối tượng học sinh sinh viên; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước vàđịa phương về quản lý thu BHYT học sinh sinh viên nhằm rút ra những bài học kinhnghiệm cho BHXH tỉnh Bắc Giang. - Về thực tiễn: Mô tả, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế đếnquản lý thu BHYT học sinh, sinh viên tại BHXH tỉnh Bắc Giang làm cơ sở cho việcđề xuất giải pháp tăng cường quản lý thu BHYT học sinh, sinh viên tại tỉnh này thờigian tới. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra, Luận văn đề xuất các giảipháp và đưa ra các kiến nghị với các cơ quan chức năng liên quan để tăng cườngquản lý thu BHYT học sinh, sinh viên tại BHXH tỉnh Bắc Giang.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu BHYT học sinh, sinh viên tại cơ quanBHXH - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Hoạt động quản lý thu BHYT cho đối tượng học sinh,sinh viên tại BHXH tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu điển hình tại 03 đơn vị cấp huyện:Lục Nam, Yên Dũng, TP. Bắc Giang. + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHYT học sinh, sinhviên của BHXH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2017; đề xuất giải pháp tăng cườngquản lý thu BHYT học sinh, sinh viên củacơ quan này giai đoạn 2018 - 2020. - Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ cơ quan BHXH cấp tỉnh.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng nhiều phương pháp: - Phư ...