Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.90 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài hệ thống hóa được lý luận và thực tiễn về công tác xóa đói giảm nghèo; đánh giá được thực trạng của công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình; đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở địa phương nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNGUYỄN THANH TUẤNCÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈOỞ TỈNH QUẢNG BÌNHChuyên ngành: Kinh tế phát triểnMã số: 60.31.05TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾĐà Nẵng - Năm 2014Công trình được hoàn thành tạiĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ THÁIPhản biện 1: TS. LÊ BẢOPhản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁTLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng02 năm 2014Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiĐói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó khôngchỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổbiến trên toàn thế giới và trong khu vực.Công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ ở Việt Nam mà cácnước trên thế giới xem đây là một yếu tố quan trọng quyết định tớiviệc xóa đói nghèo.Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nướcthành công về quá trình phát triển kinh tế và công tác xóa đói giảmnghèo. Chỉ trong vòng 25 năm, kể từ năm 1986, tỷ lệ nghèo ở ViệtNam đã giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệungười thoát nghèo.Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng cònrất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Do vậyrất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động khôngthuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ. Đặc biệt đối với miền núikhó khăn về mặt địa hình, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp.Đối với tỉnh Quảng Bình Hiện nay tỉnh Quảng Bình có khoảng214.803 hộ gia đình trong đó có 44.056 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 20,51%. Công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai trong điều kiện phảiđối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: thời tiết diễn biếnphức tạp, hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng thường xuyên xảy ra; lạm phátkinh tế, giá cả tăng cao. Do vậy, Công tác xoá đói giảm nghèo củatỉnh Quảng Bình là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi địa phương cũngnhư Trung ương phải sớm tìm gia những giải pháp hỗ trợ người dânphát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo”.2Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình”2. Mục tiêu nghiên cứu- Hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về công tác xoá đóigiảm nghèo.- Đánh giá được thực trạng của công tác xóa đói giảm nghèocủa tỉnh Quảng Bình.- Đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với đặcđiểm kinh tế - xã hội ở địa phương nhằm đẩy mạnh công tác xoá đóigiảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác xóa đói giảmnghèo ở tỉnh Quảng Bình.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài* Không gian nghiên cứuĐề tài được nghiên cứu tại tỉnh Quảng Bình.* Thời gian nghiên cứuĐề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm2008 đến năm 2012.* Nội dung nghiên cứuĐánh giá thực trạng của công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnhQuảng Bình, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp đẩy mạnhcông tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.4. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp so sánh: So sánh thực trạng của công tác xóa đóigiảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình với những nội dung lý thuyết về công tác3xóa đói giảm nghèo để tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý.- Phương pháp định tính: Thu thập dữ liệu bằng chữ và cậnnhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm.- Phương pháp định lượng: Thu thập dữ liệu bằng số và giảiquyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.- Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu các quan điểm, kinhnghiệm, chính sách và một số mô hình về công tác xóa đói giảmnghèo tại nước ta.5. Cấu trúc luận vănNgoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu thamkhảo luận văn gồm ba chương như sau:Chương 1: Một số lý luận về công tác xóa đói giảm nghèo.Chương 2: Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo trên địabàn tỉnh Quảng Bình.Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác xóa đói giảmnghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến.Phụ lục.6. Tổng quan về tài liệuTrong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều tổ chức và các nhànghiên cứu viết về vấn đề này. Các báo cáo, công trình đều có nhữngđề cập khác nhau về chuẩn nghèo đói, nguyên nhân gây ra nghèo đói,ngưỡng nghèo đói và các kinh nghiệm tổng kết về công tác xoá đóigiảm nghèo ở các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, các nghiêncứu về thực trạng đói nghèo và các biện pháp xoá đói giảm nghèo ởtỉnh Quảng Bình, các tác giả còn rất ít đề cập. Xuất phát từ yêu cầubức xúc đó, Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài trên nhằm góp phần vàoviệc đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: