Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.09 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, đề tài đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế để thực hiện giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Ea H’Leo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI THỊ MỸ VÂNGIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀODÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN EA HLEO, TỈNH ĐẮKLẮK TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: TS. Hoàng Hồng Hiệp Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế,Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2017Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơbản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hộicho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựngquê hương đất nước. Xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số củanước Việt Nam nói chung, và đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnhMiền Trung – Tây Nguyên nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng cả về:kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng. Đây là quá trình thựchiện chính sách dân tộc của Đảng, một mặt phát triến kinh tế xã hộinhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, mặt khác từngbước thực hiện các nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết giúp nhau cùngphát triển giữa các dân tộc trên thực tế. Tỉnh Đăk Lăk trong nhiều năm qua, các cấp ủy Đảng, chínhquyền đã dồn sức tập trung chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, đặc biệt đốivới vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng vẫn còn cao. Tổng số hộnghèo chung của tỉnh Đăk Lăk là 50.334 hộ, chiếm 12,26% dân số,cao hơn so với mức bình quân chung toàn quốc (9,6%), trong đó hộnghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 30.716 hộ, chiếm 61%số hộ nghèo toàn tỉnh. Đối với huyện Ea H’Leo, là địa phương có nhiều thành phầndân tộc, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, tái nghèo trong đồng bào dântộc thiểu số còn cao (đến nay có 1.301 hộ nghèo, chiếm 4,40% so vớihộ nghèo toàn huyện). Nhiều xã tuy đạt kết quả tích cực trong xóađói, giảm nghèo nhưng còn lúng túng trong giải pháp vươn lên khá,giàu. Nhiều nơi chưa đảm bảo tính bền vững, tình trạng tái nghèovẫn là một nguy cơ tiềm ẩn; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào 2tạo, công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào còn hạn chế. Địa bànvùng đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống rộng, hầu hết ở vùng sâuvùng xa. Có nhiều thôn, buôn cách trung tâm xã trên 10km, giaothông đi lại rất khó khăn về mùa mưa, nên việc giao lưu, mua bántrao đổi hàng hóa và tiếp cận với tiến bộ khoa hoc, kỹ thuật cònnhiều hạn chế. Dân di cư từ nơi khác đến địa bàn huyện nhiều, làmgia tăng dân số dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, sang nhượngđất đai một cách tự phát, tùy tiện không thông qua chính quyền… Từđó dẫn đến một số hộ không nhỏ người đồng bào dân tộc thiểu sốthiếu đất ở, thiếu đất sản xuất, làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp xãhội, ảnh hướng đến kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội chung trênđịa bàn. Việc nghiên cứu, rà soát, đánh giá thực trạng về giảm nghèođối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện EaH’Leo, xác định những nhân tố chủ yếu tác động đến đói nghèo làmcơ sở để đề ra các giải pháp giảm nghèo phù hợp với điều kiện thựctiễn ở địa phương, đồng thời phải làm thế nào để vừa đảm bảo giảmtỷ lệ hộ nghèo, vừa hạn chế mức thấp nhất số hộ nghèo tái nghèo làmột điều cần thiết. Với lý do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giảipháp giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địabàn huyện Ea H’Leo, tỉnh ĐắkLắk” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Trên cơ sở phân tích, đánhgiá thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo cho đồng bào các dântộc thiểu số ở huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, đề tài đề xuất địnhhướng và các giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế để thực hiệngiảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Ea H’Leo. - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận 3liên quan đến công tác giảm nghèo. Đánh giá thực trạng công tácgiảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Ea H’Leo.Nhận diện được các vấn đề về công tác giảm nghèo cùng với cácnguyên nhân của nó ở huyện Ea H’Leo trong thời gian từ năm 2011đến năm 2015. Đề xuất các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tácgiảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Ea H’Leo. - Câu hỏi nghiên cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: