Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.87 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác bảo trợ xã hội; phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện công tác bảo trợ xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập còn tồn; tại của công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ KHÁNH NHÀNHOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng – 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THUY Phản biện 2: TS. HOÀNG VĂN LONG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại họcĐà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo trợ xã hội là một trong những chính sách xã hội thể hiệntính ưu việt và là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thốngan sinh xã hội. Với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyếttốt các vấn đề xã hội Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng dànhnhiều sự quan tâm sâu sắc đến công tác bảo trợ xã hội. Nhận thứcđược vấn đề này trong thời gian qua công tác bảo trợ xã hội trên địabàn huyện Quảng Ninh đã có những cách thức riêng nhằm mục tiêuquan tâm, chăm lo và tạo điều kiện tối đa nhất có thể cho các đốitượng bảo trợ xã hội đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế, chínhtrị, xã hội đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác BTXH, thực thicác chính sách trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế nhấtđịnh, chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội. Để côngtác BTXH của huyện tiếp tục tác động một cách thiết thực vào cuộcsống, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp thiệtthòi cho những đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vì vậy, tôiđã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bànhuyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luậnvăn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác bảotrợ xã hội - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện công tác bảo trợxã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chỉ ra những kết quảđạt được cũng như những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập còn tồn 2tại của công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo trợ xãhội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đếncông tác bảo trợ xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liênquan đến công tác bảo trợ xã hội. - Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tạihuyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác bảo trợ xã hộitrên địa bàn huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016. Các giải phápđược đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. - Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu. - Phương pháp quy nạp. 5. Bố cục của đề tài Luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1. Các vấn đề lý luận về bảo trợ xã hội Chương 2. Thực trạng công tác bảo trợ xã hội trên địa bànhuyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Chương 3. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác bảo trợ xãhội cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời gian đến. 6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Một số khái niệm - Bảo trợ xã hội Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, hoạt động của chínhquyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thứcvà biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thếhoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và cơ hội hòanhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn địnhvà công bằng xã hội. - Cơ sở của bảo trợ xã hội + Công bằng xã hội Là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quanhệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hộitheo nguyên tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau chosự phát triển xã hội thì được hưởng thụ ngang nhau những giá trị vậtchất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với khả năng hiện thựccủa xã hội. Gồm công bằng xã hội theo chiều dọc và công bằng xãhội theo chiều ngang. + Phúc lợi xã hội Khi nói đến phúc lợi xã hội người ta thường đồng nghĩa vớinhững gì do xã hội, mà trực tiếp là do Nhà nước đưa lại. Điều đócũng có nghĩa là ngoài phần thu nhập nhận được trực tiếp, người laođộng được hưởng thêm một số lợi ích do Nhà nước thực hiện. + Phân phối lại phúc lợi xã hội Là sự điều hòa lại mức thu nhập giữa các tầng lớp dân cưnhằm thực hiện sự công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa 4những người có thu nhập cao và những đối tượng có mức thu nhậpdưới mức tối thiểu. Có hai cách phân phối phổ biến là phân phối theochức năng và phân phối theo mức độ thu nhập. 1.1.2. Đặc điểm của công tác bảo trợ xã hội - Đối tượng tham gia vào quan hệ BTXH bao gồm Nhà nước,các đối tượng bảo trợ và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: