Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Điện: Tính toán đề xuất lắp đặt chống sét van để giảm suất cắt do quá điện áp khí quyển trên đường dây 220kv Sê San 3A – Sê San 3

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 713.76 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu lý thuyết mô hình điện hình học. Nghiên cứu hiện tượng quá điện áp khí quyển. Nghiên cứu sử dụng hiệu quả chống sét van. Giảm số vụ sự cố do sét gây ra nhằm đảm bảo đường dây vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Điện: Tính toán đề xuất lắp đặt chống sét van để giảm suất cắt do quá điện áp khí quyển trên đường dây 220kv Sê San 3A – Sê San 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HỒ DUY TRÌNH TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT LẮP ĐẶT CHỐNG SÉT VAN ĐỂ GIẢM SUẤT CẮT DO QUÁ ĐIỆN ÁP KHÍ QUYỂN TRÊN ĐƯỜNG DÂY 220KV SESAN 3A – SESAN 3 Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện Mã số: 60 52 02 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng – Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN ANH TUẤN Phản biện 1: TS. Trịnh Trung Hiếu Phản biện 2: TS. Thạch Lễ Khiêm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 7 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngành điện luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong cuộc sống, điện năng rất cần cho phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi việc cung cấp điện phải đảm bảo liên tục, có chất lượng tốt và độ tin cậy cao. Xuất phát từ thực tế đó, việc đảm bảo cho các trạm biến áp và đường dây làm việc an toàn, không gặp sự cố, không gây gián đoạn cung cấp điện là đặc biệt quan trọng. Và sét là nguyên nhân chủ yếu gây ra các sự cố trên đường dây, làm ngừng hoạt động hay hư hỏng các phần tử của hệ thống. Trạm biến áp thường được bảo vệ chống sóng quá điện áp, chống sét đánh trực tiếp do vậy sự cố sét đánh trực tiếp hay do sóng truyền vào trạm biến áp thường rất nhỏ. Tuy nhiên các đường dây tải điện là phần tử có chiều dài lớn nhất trong hệ thống lại đi qua nhiều địa hình phức tạp khác nhau. Cụ thể là địa hình tuyến đường dây 220 kV Sê San 3A – Sê San 3 rất phức tạp, chủ yếu là rừng núi có nhiều sườn dốc và vực sâu xen kẽ. Đường dây đi trên địa phận của tỉnh Gia Lai, gần như toàn tuyến cắt qua rừng già hoặc rừng tái sinh, độ dốc địa hình tuyến cắt qua lớn từ 6o – 40o. Chính vì thế nên đường dây thường bị sét đánh và chịu tác dụng của quá điện áp khí quyển. Quá điện áp khí quyển có thể do sét đánh thẳng lên đường dây hoặc sét đánh xuống mặt đất gần đó và gây nên quá điện áp cảm ứng trên đường dây. Có thể thấy trường hợp đầu nguy hiểm hơn trường hợp sau rất nhiều vì đường dây phải chịu toàn bộ năng lượng của 2 phóng điện sét. Do đường dây cao áp có mức cách điện khá lớn nên số lần phóng điện do sét cảm ứng nhỏ, và vì thế khi tính toán người ta thường bỏ qua. Điều này dẫn đến việc kết quả tính toán bị sai lệch, thông số đưa ra không chính xác. Bên cạnh đó, chống sét van là thiết bị dùng để bảo vệ quá điện áp cảm ứng nhưng việc nghiên cứu sử dụng chống sét van trên đường dây cao áp còn nhiều hạn chế. Như chưa có số liệu tính toán cụ thể, chưa ứng dụng lý thuyết mô hình điện hình học hay chưa lập đường cong thông số nguy hiểm… Từ những lý do trên, luận văn này sẽ cung cấp số liệu tính toán một cách cụ thể nhất có thể và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của bảo vệ chống sét cho đường dây cao áp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý thuyết mô hình điện hình học. Nghiên cứu hiện tượng quá điện áp khí quyển. Nghiên cứu sử dụng hiệu quả chống sét van. Giảm số vụ sự cố do sét gây ra nhằm đảm bảo đường dây vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đường dây 220kV Sê San 3A - Sê San 3. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 1. Tính toán góc α và ứng dụng để bảo vệ chống sét cho đường dây cao áp. 2. Nghiên cứu hiện tượng quá điện áp khí quyển. 3. Nghiên cứu các trường hợp sét đánh vào đường dây cao áp có treo dây chống sét. 4. Tính toán suất cắt điện đường dây 220kV Sê San 3A - Sê 3 San 3. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý thuyết mô hình điện hình học, phạm vi bảo vệ của dây chống sét, hiện tượng quá điện áp khí quyển và số liệu thực tế để tính toán, phân tích các giải pháp được nêu ra. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 5.1. Ý nghĩa khoa học 5.2. Ý nghĩa thực tiễn 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn gồm 4 chương Chương 1. Tổng quan về sét, hiện tượng quá điện áp và giới thiệu về thiết bị chống sét. Chương 2. Nghiên cứu lý thuyết mô hình điện hình học về bảo vệ chống sét cho đường dây cao áp. Chương 3. Nghiên cứu các trường hợp lắp chống sét van trên đường dây cao áp để giảm suất cắt do quá điện áp khí quyển. Chương 4. Tính toán hiệu quả lắp đặt chống sét van trên đường dây cao áp 220kV Sê San 3A – Sê San 3. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SÉT, HIỆN TƢỢNG QUÁ ĐIỆN ÁP VÀ GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ CHỐNG SÉT 1.1. TỔNG QUAN VỀ SÉT 1.1.1. Các giai đoạn phát triển của phóng điện sét Hình 1.3a Hình 1.3b Hình 1.3c Hình 1.3d Hình 1.3. Các giai đoạn phóng điện sét và biến thiên của dòng điện sét theo thời gian 1.1.2. Các tham số chủ yếu của sét a. Biên độ dòng sét và sự xuất hiện của nó b. Độ dốc đầu sóng dòng điện sét và xác suất xuất hiện của nó c. Cường độ hoạt động của sét – mật độ sét d.Cực tính của sét 1.1.3. Tình hình dông sét ở Việt Nam Việt Nam là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, cường độ hoạt động của dông sét rất mạnh. Thực tế sét đã 5 gây nhiều tác hại đến đời sống con người, gây hư hỏng công trình, thiết bị và là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: