Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Ứng dụng hiệu quả công nghệ mới FPI về chỉ báo đường đi sự cố cho lưới điện phân phối thông minh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 993.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đề xuất giải pháp để ứng dụng hiệu quả công nghệ chỉ báo đường đi sự cố FPI nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện phân phối, góp phần thực hiện lộ trình xây dựng lưới điện thông minh tại Việt Nam theo Đề án mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, góp phần tiết giảm lãng phí trong đầu tư, nâng cao năng suất lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Ứng dụng hiệu quả công nghệ mới FPI về chỉ báo đường đi sự cố cho lưới điện phân phối thông minhĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAVÕ VĂN PHƯƠNGỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ MỚI FPIVỀ CHỈ BÁO ĐƯỜNG ĐI SỰ CỐ CHO LƯỚI ĐIỆNPHÂN PHỐI THÔNG MINHChuyên ngành: Kỹ thuật điệnMã số: 60 52 02 02TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨKỸ THUẬT ĐIỆNĐà Nẵng – Năm 2017Công trình được hoàn thành tạiTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOANgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH THÀNH VIỆTPhản biện 1: TS. Trần Vinh TịnhPhản biện 2: TS. Nguyễn Lương MínhLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Kỹ thuật điện họp tại Trường Đại học Bách khoa vàongày 05 tháng 01 năm 2017Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại họcBách khoa Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN1MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiHiện nay, việc phát triển lưới điện thông minh (Smart Grid)đang là xu thế tất yếu và là mối quan tâm hàng đầu của ngành điệnViệt Nam cũng như toàn thế giới nhằm mục tiêu nâng cao chất lượngvà độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo cung cấp điện liên tục chokhách hàng sử dụng điện.Như vậy có thể thấy để có thể phát triển được lưới điện thôngminh tại Việt Nam, trong các giai đoạn đầu cần tập trung đẩy mạnhnhững hạng mục công việc quan trọng như tăng cường độ tin cậy,tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện, tập trung vào lưới điệnphân phối. Để thực hiện được điều đó cần thực hiện đồng bộ nhiềugiải pháp, trong đó việc ứng dụng công nghệ mới về chỉ báo đường đisự cố (Fault Passage Indicator – FPI) cho lưới điện phân phối thôngminh được xem như là một trong những giải pháp hiệu quả giúp nângcao độ tin cậy cung cấp điện cũng như hiệu quả vận hành lưới điệnphân phối. Tuy nhiên, thiết bị FPI có giá thành không phải là thấp;việc lắp đặt bao nhiêu thiết bị FPI, ở vị trí nào trong lưới điện phânphối để đạt được hiệu quả cao nhất vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.Do đó đề tài “Ứng dụng hiệu quả công nghệ mới FPI về chỉ báođường đi sự cố cho lưới điện phân phối thông minh” mang tính cấpthiết trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với Đề án phát triển lướiđiện thông minh tại Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.Đề tài đề xuất giải pháp để ứng dụng hiệu quả công nghệ chỉbáo đường đi sự cố FPI nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cholưới điện phân phối, góp phần thực hiện lộ trình xây dựng lưới điệnthông minh tại Việt Nam theo Đề án mà Thủ tướng Chính phủ đã phêduyệt, góp phần tiết giảm lãng phí trong đầu tư, nâng cao năng suất2lao động.2.Mục tiêu nghiên cứuXây dựng giải pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ chỉ báođường đi sự cố (Fault Passage Indicator – FPI) nhằm nâng cao độ tincậy cung cấp điện cho lưới điện phân phối theo lộ trình xây dựng lướiđiện thông minh. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:- Đánh giá ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng và nghiên cứuchọn lựa công nghệ FPI phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng khácnhau của các lưới điện phân phối khi không tích hợp và có tích hợpvới hệ thống SCADA.- Nghiên cứu giải thuật và xây dựng chương trình xác định sốlượng và vị trí lắp đặt tối ưu các thiết bị FPI trên lưới điện phân phốiđể nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thời gian mất điện trungbình của lưới điện phân phối, trong đó có xem xét đánh giá yếu tốkinh tế - kỹ thuật để lựa chọn công nghệ thiết bị FPI phù hợp ở các vịtrí thích hợp.- Ứng dụng kết quả nghiên cứu để triển khai tính toán cho mộtlưới điện thực tế thuộc Công ty Điện lực Đà Nẵng.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứua) Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài này là công nghệ FPI và cácthuật toán tối ưu hóa cùng các ứng dụng của chúng trong hệ thốngđiện hiện đại. Bên cạnh đó, việc tính toán các chỉ số độ tin cậy cungcấp điện cũng sẽ được thực hiện để ứng dụng trong quá trình giải cácbài toán tối ưu.b) Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:- Nghiên cứu các công nghệ FPI và ứng dụng nhằm nâng caođộ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện phân phối thông minh.3- Nghiên cứu các phương pháp tính toán tối ưu, tính toán độtin cậy cung cấp điện.- Nghiên cứu lập trình tính toán nhằm ứng dụng hiệu quả côngnghệ FPI cho lưới điện phân phối thông minh.4. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập và nghiên cứu cáctài liệu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề độ tin cậy cung cấpđiện cho lưới điện phân phối; các phương pháp tối ưu hóa, đặc biệt làtối ưu hóa đa mục tiêu.- Phương pháp xử lý thông tin: thu thập và xử lý thông tin địnhlượng về độ tin cậy của lưới điện phân phối thành phố Đà Nẵng.- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm.- Xem xét ứng dụng phù hợp với lưới điện thực tế.5.Bố cục đề tàiChương 1: Tổng quan về lưới điện thông minh và độ tin cậycung cấp điệnChương 2: Thuật toán tối ưu hóa bầy đàn để giải bài toán tốiưu đa mục tiêuChương 3: Xây dựng chương trình tính toán ứng dụng hiệuquả công nghệ chỉ báo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: