Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích tĩnh và động phi tuyến khung bê tông cốt thép không đối xứng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 822.02 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng quan các phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến và phân tích động phi tuyến cho công trình chịu tải trọng động đất. Nghiên cứu khả năng phân tích tĩnh và động phi tuyến của các phần mềm tính toán (Etabs, Sap 2000, ...). Đánh giá ứng xử của khung bê tông cốt thép không đối xứng bằng các phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến và phương pháp phân tích động phi tuyến; so sánh, đánh giá các kết quả đạt được của các phương pháp phân tích, qua đó có thể đánh giá độ tin cậy, sự đóng góp của các phương pháp này trong việc thiết kế kháng chấn cho các công trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích tĩnh và động phi tuyến khung bê tông cốt thép không đối xứng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN MINH KHÂM PHÂN TÍCH TĨNH VÀ ĐỘNG PHI TUYẾNKHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP KHÔNG ĐỐI XỨNG Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số: 60.58.02.08 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng, năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ANH THIỆN Phản biện 1: TS. TRẦN QUANG HƯNG Phản biện 2: TS. PHẠM THANH TÙNG Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốtnghiệp thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06tháng 8 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: -Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo một số phương pháp phân tích kết cấu truyền thống, hệkết cấu thường được phân tích đàn hồi và phải thỏa mãn nhiều yêucầu có tính định lượng theo các điều khoản trong tiêu chuẩn áp dụng.Với các công trình có kết cấu điển hình và đều đặn, việc phân tíchthường được thực hiện dựa trên mô hình đàn hồi tuyến tính. Ảnhhưởng của sự làm việc sau đàn hồi của kết cấu được xét tới thôngqua một hệ số ứng xử chung. Nhưng cách tiếp cận này được xem làkhông phù hợp đối với các kết cấu đặc biệt, hoặc kết cấu phức tạp.Tính bất quy tắc cao làm cho ứng xử phi tuyến của của kết cấu trởnên không thể dự báo được nếu chỉ bằng các phân tích đàn hồi tuyếntính. Trong trường hợp này, các tiêu chuẩn hiện hành đều yêu cầuphải thực hiện các phương pháp phân tích chính xác hơn, đó là cácphương pháp phân tích tĩnh và phân tích động phi tuyến (phân tíchtheo lịch sử thời gian). Phương pháp phân tích theo lịch sử thời gian thường cho kếtquả chính xác và hiệu quả trong việc nghiên cứu ứng xử của côngtrình khi chịu tác động của động đất. Tuy nhiên, việc áp dụngphương pháp này khá phức tạp và tốn kém. Các phương pháp phântích tĩnh phi tuyến được đề xuất đã trở thành công cụ phổ biến trongthiết kế và đánh giá công trình chịu động đất. Trong đề tài này, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, 2đánh giá ứng xử của kết cấu khung bê tông cốt thép không đối xứngbằng phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến và phân tích động phituyến. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu tổng quan các phương pháp phân tích tĩnh phituyến và phân tích động phi tuyến cho công trình chịu tải trọng độngđất; - Nghiên cứu khả năng phân tích tĩnh và động phi tuyến củacác phần mềm tính toán (Etabs, Sap 2000, ...); - Đánh giá ứng xử của khung bê tông cốt thép không đối xứngbằng các phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến và phương pháp phântích động phi tuyến; so sánh, đánh giá các kết quả đạt được của cácphương pháp phân tích, qua đó có thể đánh giá độ tin cậy, sự đónggóp của các phương pháp này trong việc thiết kế kháng chấn cho cáccông trình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: khung bê tông cốt thép không đốixứng. - Phạm vi nghiên cứu: đánh giá ứng xử bằng các phươngpháp phân tích tĩnh phi tuyến và phương pháp phân tích động phituyến. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các phương pháp phân tíchtĩnh phi tuyến và phân tích động phi tuyến đã được mô tả trong các 3tiêu chuẩn thiết kế và các kết quả nghiên cứu đã được công bố. - Thực hiện phân tích tĩnh (đẩy dần) cho một khung phẳng 3tầng sử dụng phần mềm Sap 2000, sau đó phân tích theo lịch sử thờigian để so sánh kết quả. - Thực hiện phân tích cho khung không gian bê tông cốt thépkhông đối xứng bằng các phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến vàphân tích theo lịch sử thời gian, sau đó so sánh các kết quả đạt được. 5. Kết quả dự kiến Việc nghiên cứu đề tài có thế đạt được một số kết quả sau: - Bằng phương pháp phân tích tĩnh và động phi tuyến đối vớikhung bê tông cốt thép không đối xứng, có thể đánh giá ứng xử thựctế của công trình khi làm việc ngoài đàn hồi, đánh giá chuyển vị, cơchế hình thành khớp dẻo, từ đó chủ động thiết kế hệ kết cấu mộtcách hợp lý tránh hình thành dạng phá hoại hoặc mất ổn định nguyhiểm cho công trình. - So sánh kết quả phân tích của các phương pháp phân tíchtĩnh so với phân tích theo lịch sử thời gian, từ đó đánh giá sai lệch,độ chính xác của các phương pháp phân tích tĩnh, nhận xét các ưunhược điểm của các phương pháp này và đề xuất giải pháp tối ưutrong thiết kế kháng chấn công trình. 6. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm các phần: Phần mở đầu, 03 chương vàphần Kết luận và kiến nghị như sau: M ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: