Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang giới thiệu tới các bạn những nội dung về tổng quan huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; nghề truyền thống, một nét đặc trưng văn hóa của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang; giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên, An Giang - Phương hướng bảo tồn và phát huy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH -------------------- Nguyễn Tôn Thanh NguyênLỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỊNH BIÊN – AN GIANG Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH QUỐC THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quảđược trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Tôn Thanh Nguyên. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam là cộng đồng gồm 54 tộc người. Nghiên cứu tộc người nói chung,nghiên cứu ngành nghề truyền thống của tộc người nói riêng đều có ý nghĩa lý luận khoahọc và ý nghĩa thực tiễn cao trong nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Người Khmer là một trong 54 tộc người của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, chủyếu sống tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tỉnh An Giang là mộttrong những địa phương của vùng đồng bằng có người Khmer định cư lâu đời, phân bố tậptrung ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh AnGiang chiếm một số lượng khá lớn (30% dân số huyện) có lịch sử - văn hóa lâu đời và cónhiều nghề truyền thống độc đáo. Vì vậy, nghiên cứu nghề truyền thống của người Khmer ởTịnh Biên – An Giang vừa góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn lịch sử - văn hóa của ngườiKhmer ở huyện Tịnh Biên nói riêng, ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vừa góp phầntìm hiểu lịch sử - văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong các quá trình giao tiếpvăn hóa khác nhau từ trước đến nay. Nghiên cứu về nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang là một đềtài hấp dẫn mang tính địa phương, nhưng từ trước đến nay chưa được tiến hành nghiên cứuchuyên sâu. Người Khmer và nghề truyền thống của dân tộc này có được một số nhà khoahọc đề cập đến nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự mô tả, giới thiệu. Tuy nhiên, trong xu thế giaolưu và hoà nhập hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của Việt Nam đang có nguy cơ bị maimột, trong đó có các nghề truyền thống của người Khmer. Do vậy, làm thế nào để “khơi lạimầm sống” cho chúng ? đây đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Là một người dân sinh trưởng tại địa phương, tác giả luận văn có điều kiện thườngxuyên tiếp xúc trực tiếp với người Khmer và tìm hiểu những giá trị truyền thống tốt đẹp củahọ. Nhưng đồng thời, tác giả cũng thấy được những giá trị này đang bị mai một mà ngườidân địa phương cũng như người dân cả nước ít chú ý và biết đến, nhất là các nghề mang yếutố truyền thống. Nhằm hướng tới mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đềmang tính cấp bách của địa phương về một dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời trong vùng,chúng tôi chọn đề tài Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của ngườikhmer ở Tịnh Biên – An Giang để làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp caohọc của mình.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tịnh Biên là một trong những huyện của tỉnh An Giang, nguồn thư tịch cổ viết vềvùng đất An Giang khá phong phú, được dịch và tái bản nhiều lần. Trong đó, tác giả luậnvăn chú ý đến những tác phẩm như Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Namnhất thống chí, Đại Nam thực lục do Đào Duy Anh (h.đ). Ngoài ra, để có thêm tài liệu viếtvề người Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tác giả còn tập trung thuthập những bài viết có liên quan, có thể điểm qua những chặng đường cơ bản sau : Từ năm 1945 đến những năm 1990, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đãđược một số tác giả nghiên cứu và đề cập trong các tác phẩm của mình, tiêu biểu như : “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang là công trình nghiên cứu về cuộc Namtiến của dân tộc Việt Nam, quá trình khai hoang lập ấp của người Việt, người Hoa và ngườiKhmer, …cùng với triều đình nhà Nguyễn ; nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa của ngườidân sau khi đã làm chủ vùng đất này, trong đó có vùng Tây Nam Bộ, một cương vực khôngkém phần quan trọng trong lãnh thổ Việt Nam. Các tác phẩm “Người Việt gốc Miên”, “Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên”của Lê Hương giới thiệu sâu hơn về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, về lịch sử,đời sống kinh tế - xã hội, nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những hoạtđộng buôn bán của người Khmer ở vùng biên giới. Mạc Đ ...