Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin; chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, về GDQCN nói chung và GDQCN cho sinh viên bậc đại học nói riêng, trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………./……………… …………./………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ XUÂN THÁI GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng Phản biện 1 : PGS.TS. Lê Thị Hương Phản biện 2 : TS. Trần Tiến Hải Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm : Phòng họp 24, Nhà B, Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia - Cơ sở tại Thừa Thiên Huế Số 201, Đường Phan Bội Châu, Phường Trường An, TP Huế Thời gian : vào hồi giờ ngày tháng 09 năm 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là một giá trị cơ bản, quan trọng của nhân loại. Đó là thành quả của sự phát triển lịch sử và là đặc trưng của xã hội văn minh. Quyền con người cũng là một quy phạm pháp luật, vì thế đòi hỏi của tuân thủ pháp luật, đó là mọi thành viên của xã hội, không loại trừ bất cứ ai, đều có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền và tự do của mọi người và được bảo đảm, bảo vệ khi thực hiện các quyền con người. Ở Việt Nam, kể từ khi giành độc lập năm 1945, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, ngày 02/09/1945 là một văn kiện có tính lịch sử, trên phương diện quốc tế về quyền con người. Trên cơ sở đó, quyền con người đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung và Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Hiến năm 2013 của nước ta đã đưa chương quyền con người lên một vị trí quan trọng (chương 2, từ điều 14 đến điều 49) với 36/120 điều có nhấn mạnh và khẳng định quyền con người. Để thực hiện đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục, Nhà nước đã có nhiều chương trình, kế hoạch, dự án...nhất là trong việc nâng cao nhận thức quyền của người dân. Ngày 05/09/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (Quyết định số 1309/QĐ-TTg): “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm 1 quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác, ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước”. Quyền con người là những quyền mặc định, đã là con người thì ai cũng như ai, nhưng hiểu biết về quyền con người thì không phải ai cũng giống nhau. Vì thế giáo dục quyền con người nói chung, cho một đối tượng cụ thể là sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước lại càng đặc biệt quan trọng. Việc giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học nói chung, các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng cũng là yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng rèn luyện đạo đức, giáo dục pháp luật để góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn Liên quan tới đề tài nghiên cứu của luận văn, đã có nhiều công trình khoa học được công bố cả trên phương diện quốc tế và trong nước, có thể kể tới những công trình: Hội đồng Anh (2000), “Giảng dạy nhân quyền”, Văn phòng Cao ủy LHQ (2003), “Sử dụng ABC: giảng dạy về quyền con người, các hoạt động thực tiễn cho các trường phổ thông (cấp I và cấp II)”; TS. Nguyễn Thị Phượng 2 (2009), “Bảo đảm thực hiện quyền công dân của chính quyền địa phương”; TS. Nguyễn Quốc Sửu (2011),“Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN VN”; GS.TS Võ Khánh Vinh (2011), “Giáo dục quyền con người- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và XH”; Trần Ngọc Đường (2011), “Quyền con người, quyền công dân trong NNPQ XHCN VN”; GS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS Vũ Công Giao, ThS Lã Khánh Tùng, “Lý luận và pháp luật về quyền con người”... Luận án tiến sĩ triết học “Giáo dục ý thức pháp luật cho SV các trường ĐH ở các tỉnh Trung Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay” của Đỗ Thành Đô; Luận văn thạc sĩ luật học “Giáo dục quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng NNPQ ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Ngọc Hưng; Luận văn thạc sĩ luật học “Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay” của Hoàng Ngọc Long; Luận văn thạc sĩ luật học “Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường ĐH ở VN - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Thu Thủy; Luận văn thạc sĩ luật học “Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Hữu Trí; Luận văn thạc sĩ luật học “Quyền con người và giáo dục quyền con người ở VN hiện nay”... Các công trình trên đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp cho chún ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: