Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về hộ tịch - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.59 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tập trung đánh giá toàn diện hoạt động hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, phân tích chỉ ra những yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội tác động tới quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, những mặt đạt được và chưa được, những thiếu sót trong quy định của pháp luật khiến cho việc thực thi Luật Hộ tịch khó khăn, lúng túng cho cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch cũng như những người có yêu cầu về công tác hộ tịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về hộ tịch - Từ thực tiễn tỉnh Đắk NôngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………../……………. …………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ ÁI DUYÊN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH – TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNGChuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính (LH2TN4)Mã số: 6038.0102TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK - NĂM 2017 1 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ CÚC Phản biện 1: TS. Nguyễn Minh Sản Phản biện 2: TS. Vũ Anh Tuấn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạcsĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Phân viện khuvực Tây Nguyên - Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng - TP. Buôn Ma Thuột -Tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: hồi 09 giờ 30 phút ngày 27 tháng 5 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chínhQuốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học việnHành chính Quốc gia. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cánhân từ khi sinh ra dến lúc chết. Một nhà nước hoạt động có hiệu quảkhông thể không nắm chắc và cập nhật thường xuyên, liên tục cácthông tin, dữ liệu về dân cư có được từ hoạt động quản lý hộ tịch.Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cơ quannhà nước có thẩm quyền nhằm theo dõi thực trạng và sự biến độngvề hộ tịch, trên cơ sở đó bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân và gia đình. Những số liệu có được từ đăng ký, quản lý hộ tịchlà những dữ liệu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triểnkinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; mặt khác, nó là hoạt động thểhiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.Trên cơ sở đó nhằm bảo đảm thực thi quyền con người và bảo vệ cácquyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc bảođảm cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ về hộ tịch thôngqua các quy định pháp luật. Ngày 10/10/1945, mặc dù trong bối cảnhthù trong giặc ngoài, nền độc lập ở tình trạng ngàn cân treo sợi tóc,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh tạm thời quản lý hộ tịch khôngtrái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộnghòa. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung pháp luật về hộ tịch, ngày27/12/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP vềđăng ký và quản lý hộ tịch, hiện nay quản lý nhà nước về hộ tịch 3được thực hiện theo Luật hộ tịch số 60/2014/QH13, được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từngày 01/01/2016. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Luật Hộ tich và các văn bảnhướng dẫn thi hành đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong tiến trìnhcải cách nền hành chính quốc gia, thể hiện sự đổi mới trong tư duyquản lý của Nhà nước về quản lý dân cư; tạo điều kiện thuận lợi chongười dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, phân cấp mạnhmẽ hơn cho cơ sở, đơn giản hoá, công khai hoá thủ tục, rút ngắn thờihạn giải quyết các vấn đề về hộ tịch, quy định văn hoá công vụ củacông chức khi giải quyết thủ tục cho người dân, bổ sung các quyđịnh cụ thể trong khi giải quyết các vấn đề về hộ tịch; … Tuy vậy, trong quá trình áp dụng và triển khai thực hiện Luật hộtịch và các văn bản hướng dẫn thi hành qua thời gian đầu thực hiệncòn có những khó khăn vướng mắc nhất định, do nhiều nguyên nhânkhách quan và chủ quan khác nhau, đặc biệt là ở các tỉnh còn thiếuthốn nhiều các điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ dân trí còn thấpnhư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thì việc quản lý một cách đầy đủ,chính xác, kịp thời các sự kiện hộ tịch vẫn là mục tiêu đầy thử tháchđặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về hộ tịch. Ngoài ra còncó những bất cập của thực tiễn quản lý hộ tịch cả về nhận thức vàhoạt động, cả tổ chức bộ máy, năng lực, trình độ, thủ tục điều hànhvà phương pháp quản lý. 4 Trước thực trạng đó và trước những tác động của cơ chế thịtrường, của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, của toàn cầu hóa, của sựphát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thôngtin, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0, trước yêucầu, đòi hỏi của tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nhà nướcpháp quyền, cải cách nền hành chính, nhất là cải cách thủ tục hànhchính cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu, phát huy nhữngthuận lợi, khắc phục những khó khăn, tồn tại để thực hiện tốt phápluật về hộ tịch. Từ những lý do nêu trên, học vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: