Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục về quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 610.58 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn phân tích và đánh giá khá toàn diện thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực tiễn hiện nay, trên cơ sở đó nêu rõ được quan điểm, phương hướng và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục về quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN GIANG LAM PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2018Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIANGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG Phản biện 1 : …………………………………………….. Phản biện 2 : …………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành Chính Quốc gia Địa điểm : Phòng họp............, nhà............ – Hội trường bảo vệluận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số : 201 –Đường Phan Bội Châu – Thành phố Huế Thời gian : vào hồi giờ tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốcgia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chínhQuốc gia MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của mỗi quốcgia, mỗi dân tộc; việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hôm naychính là đầu tư cho sự phát triển hiệu quả, bền vững nguồn nhân lựctrong tương lai và cho sự phát triển của đất nước. Trẻ em được coi làmột trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất, có vị thế kinh tế,chính trị, xã hội thấp hơn, từ đó, nguy cơ bị bỏ quên hay bị vi phạmcác quyền con người cao hơn. Bởi vậy, quyền trẻ em cần được cácnước, các cộng đồng chú ý bảo vệ đặc biệt. Các quyền cơ bản của trẻ em được Việt Nam hiến định trongcác bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt trongHiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em 2016, Luật Hôn nhân và gia đình2014; hệ thống các chính sách, chương trình và kế hoạch khác. Bởivậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng những cơ hội tốtđẹp, được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, gần đây ở nước ta, tình trạng trẻ em bị xâm hạingày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, tính chất nguyhiểm và số lượng vụ việc. Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếpđược công khai làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự antoàn của những đứa trẻ và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luậtcủa những người trưởng thành. Do đó, chỉ có thể thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật vềquyền trẻ em nâng cao nhận thức của mọi người về quyền trẻ em,giúp mỗi con người ý thức biết tôn trọng quyền của trẻ em và giúptrẻ em tự mình biết bảo vệ quyền của mình Mặt khác, nước ta đang trong tiến trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thì việcgiáo dục quyền trẻ em giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế vàxây dựng một Nhà nước công bằng, dân chủ, nhân đạo và bảo vệđược nguồn nhân lực cho tương lai đất nước. Do đó, việc nâng caonhận thức của người dân về quyền trẻ là một yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên đây, việc nghiên cứu làm rõcơ sở lý luận, làm rõ những khuyết điểm, tồn tại trong thực tiễn phổbiến giáo dục quyền trẻ em, từ đó xác định phương hướng và biệnpháp tiếp tục giáo dục quyền trẻ em trong đề tài : “Phổ biến, giáo 1dục quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” tronggiai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Liên HợpQuốc, các nhà khoa học pháp lý nước ta và thế giới quan tâm nghiêncứu. Trong những năm gần đây, đã có những công trình nghiên cứuvề trẻ em nói chung, những vấn đề truyền thông - vận động quyền trẻem để triển khai và đem lại những giá trị, ý nghĩa về lý luận và thựctiễn như các công trình sau: Chương trình nghiên cứu về trẻ em ViệtNam: “Nghiên cứu vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sựnghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam” do Ủy banBảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam chủ trì, GS.TS Phạm Tất Donglàm chủ nhiệm; “Một số khó khăn và cản trở qua 10 năm thực hiệnLuật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (1991-2001), do Trungtâm Thông tin- Tư liệu và Nghiên cứu do Ủy ban Bảo vệ và Chămsóc trẻ em Việt Nam tiến hành điều tra; Báo cáo “Hoạt động, tư vấn-xây dựng chương trình truyền thông- vận động trẻ em giai đoạn2001-2005” do Plan International Hà Nội, 2001, của tác giả TrịnhHòa Bình;... Các công trình nghiên cứu kể trên đã chỉ ra được nhậnthức về Luật của các nhóm lãnh đạo, người trực tiếp nuôi dưỡng trẻem, khó khăn khi thực hiện luật, hoặc xây dựng các chương trìnhtruyền thông, vận động về quyền trẻ em, chỉ tập trung vào bảo vệquyền trẻ em mà chưa chỉ ra ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: