Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.85 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về hộ tịch; Thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; Phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ BẢO TRANGTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 60.38.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Hương Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu Phản biện 2: GS.TS. Phạm Hồng Thái Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học việnHành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạcsĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội Thời gian: Vào hồi 14 giờ, ngày 31 tháng 5 năm 2017 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hộ tịch là những sự kiện cơ bản trong đời sống một con ngườinhư: Sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám định, nuôi con nuôi, thay đổi họ,tên, quốc tịch... Một trong những nội dung liên quan đến hoạt độngquản lý con người là công tác quản lý hộ tịch. Con người là nhân tốtrung tâm của mọi quan hệ xã hội, là chủ thể quan trọng và quyết địnhsự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, vấn đề đầutiên của xã hội là quản lý con người. Việc đăng ký và quản lý hộ tịch là quyền và nghĩa vụ của mỗingười được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật về hộ tịch quyđịnh. Những sự kiện hộ tịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxác nhận bằng văn bản và ghi vào sổ hộ tịch. Những giấy tờ, hộ tịchđã được xác nhận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhậnnhằm để cá biệt hoá một công dân, đây là những chứng cứ pháp lýtrong các trường hợp cần thiết. Mặt khác việc đăng ký hộ tịch giúpcho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý dân số, là cơsở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội. Trong quản lý nhà nước, đăng ký và quản lý hộ tịch là một lĩnhvực hoạt động được chú trọng và là nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của việc thực hiệnpháp luật về hộ tịch nên trong những năm qua, kể từ khi thực hiệnNghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăngký và quản lý hộ tịch cũng như Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị địnhsố 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành Luật Hộ tịch cùng với Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 1123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch... Đây chính là cơ sởpháp lý để công dân thực hiện các quyền nhân thân và Nhà nước thựchiện sự quản lý đối với công dân. Có thể nói, từ khi có các VBQPPL nói trên, công tác đăng ký vàquản lý hộ tịch đã đạt được một số kết quả bước đầu, từng bước ổnđịnh và đi vào nề nếp. Người dân đã nhận thức tầm quan trọng củagiấy tờ hộ tịch nên không tùy tiện sữa chữa, thêm, bớt, tự giác đi đăngký các sự kiện hộ tịch theo quy định của pháp luật. Không còn tìnhtrạng sinh không khai, tử không báo như trước đây. Thực tế cho thấy, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước,công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh vẫn còn mộtsố tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính vàcải cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Tình trạng cơ quan, tổ chức,đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, vềthẩm quyền giải quyết các yêu cầu về hộ tịch, còn gây nhiều khó khăncho công dân. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thứcchưa đầy đủ quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch củamột bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịpnhàng giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết những sai sóttrong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thực sựsâu rộng; năng lực của một số công chức còn hạn chế... Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trên và gópphần đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm thựchiện pháp luật về hộ tịch, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật vềhộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹLuật chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính. 2 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích 3.2. Nhiệm vụ 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: