Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.36 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nói chung và TĐKT nhà nước ở Việt Nam nói riêng. Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về TĐKT nhà nước trong giai đoạn thí điểm, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các TĐKT nhà nước. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của TĐKT nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt NamĐịa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ởViệt NamNguyễn Thị LanKhoa LuậtLuận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Đăng HuệNăm bảo vệ: 2011Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận về Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nói chung và TĐKT nhànước ở Việt Nam nói riêng. Phân tích, đánh giá các qui định pháp luật hiện hành vềTĐKT nhà nước trong giai đoạn thí điểm, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của cácTĐKT nhà nước. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý củaTĐKT nhà nước ở Việt Nam hiện nay.Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Địa vị pháp lý; Tập đoàn kinh tếContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiViệt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chủđộng hội nhập ngày càng sâu và rộng vào kinh tế quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt rayêu cầu cần phải cơ cấu sắp xếp lại các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, lẻ, hoạt động manh múnthành những doanh nghiệp có qui mô lớn, không chỉ có đủ khả năng trở thành đối tác mà còncó thể cạnh tranh với các TĐKT của nước ngoài. Đồng thời, có thể phát huy vai trò đầu tàucủa kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế, đảm bảo định hướng xãhội chủ nghĩa. Đứng trước yêu cầu đó TĐKT là mô hình phù hợp với những yêu cầu kháchquan và chủ quan trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.Từ năm 2005 một số TĐKT nhà nước đã được thí điểm thành lập, nhưng địa vị pháp lýcủa chúng không có, cho đến ngày 05 tháng 11 năm 2009 Chính phủ ban hành Nghị định101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKT nhà nước. Nghịđịnh này là khuôn khổ pháp lý chính thức đầu tiên cho các TĐKT nhà nước và cơ bản đã khắcphục được tình trạng “mất phương hướng” của các TĐKT nhà nước. Đồng thời đây cũngchính là căn cứ pháp lý chính thức cho việc xác định địa vị pháp lý của thực thể kinh doanhnày.Mặc dù, khung pháp lý chính thức cho việc ra đời các TĐKT nhà nước đã được banhành, song những nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về TĐKT nói chung và TĐKT nhà nướcnói riêng ở nước ta cũng còn hạn chế. Rất nhiều vấn đề cả về lý luận lẫn thực tiễn vẫn còn gâytranh cãi, đặc biệt trong việc xác định địa vị pháp lý của TĐKT nhà nước, mà nội dung xoayquanh những vấn đề như: thế nào là một TĐKT? TĐKT có những đặc trưng gì? TĐKT có tưcách pháp nhân không? Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của TĐKT trước pháp luật nhưthế nào? Mối quan hệ với đại diện chủ sở hữu và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liênquan…Để góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển các TĐKT nói chung vàcác TĐKT nhà nước ở Việt Nam nói riêng, thì việc nghiên cứu một cách bài bản, đầy đủ, cóhệ thống về các vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của TĐKT nhà nước là vấn đề cấp thiết.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiỞ Việt Nam, khái niệm TĐKT mới chỉ được nhắc đến nhiều trong hơn 20 năm nay.Có lẽ vì thế mà những nghiên cứu về TĐKT ở nước ta – cả về lý luận lẫn thực tiễn vẫn cònrất hạn chế. Phần lớn những nghiên cứu của các chuyên gia chủ yếu được thể hiện qua các bàiviết trên các tạp chí khoa học, các bài báo. Đồng thời, cũng đã có một số công trình nghiêncứu về TĐKT của một số tác giả trước đó như: Luận văn Thạc sỹ: “Một số vấn đề về TĐKTnhà nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phan Minh Tuấn; “TĐKT - Thực trạng và hướnghoàn thiện về khung pháp lý trong nền kinh tế Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ của tác giảNguyễn Thị Trâm; “Quản lý vốn nhà nước trong các TĐKT” – tác giả Đoàn Thanh Hải. Tuynhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên đều được thực hiện trong bối cảnh chưa có khungpháp lý chính thức cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của thực thể kinh doanh này.Chính vì vậy, chưa có cơ sở pháp lý cho việc xác định Địa vị pháp lý của TĐKT nhà nước ởViệt Nam hiện nay và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung này. Vìvậy, có thể nhận định rằng, công trình nghiên cứu của tôi là hoàn toàn mới, không trùng lặpvới bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào đã được công bố trước đây ở nước ta.3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài3.1. Mục đích của đề tàiMục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách đầy đủ các vấn đềlý luận và thực tiễn có liên quan, xây dựng một chế độ pháp lý về TĐKT nhà nước. Thànhcông của đề tài một mặt khắc phục tình trạng “mất phương hướng” của các TĐKT nhà nướcđã được thí điểm thành lập trong thời gian qua, mặt khác góp phần phát triển các TĐKT nhànước, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.3.2. Nhiệm vụ của đề tài2Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:- Một là, làm rõ cơ sở lý luận về TĐKT nói chung và TĐKT nhà nước ở Việt Nam nóiriêng.- Hai là, Phân tích, đánh giá các qui định pháp luật hiện hành về TĐKT nhà nước tronggiai đoạn thí điểm.- Ba là, Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: