Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.94 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức trọng tài vụ việc vào giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, đề xuất hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt NamGiải quyết tranh chấp trong thương mại bằngtrọng tài vụ việc theo pháp luật Việt NamTrần Thị Ngọc LiênKhoa LuậtLuận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn DũngNăm bảo vệ: 2011Abstract: Luận giải cơ sở lý luận của các quy định về phương thức giải quyết tranhchấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Phân tích các quy định hiện hành của phápluật về trọng tài vụ việc; đánh giá thực trạng sử dụng phương thức trọng tài vụ việctrong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại tại Việt Nam từ đó chỉ ra các khókhăn, vướng mắc đang và sẽ gặp phải và các nguyên nhân liên quan đến việc sử dụngtrọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trênthế giới về việc áp dụng và điều chỉnh pháp luật phương thức giải quyết tranh chấpbằng trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng nhằm lựa chọn những kinhnghiệp hay, phù hợp cho việc áp dụng vào Việt Nam. Đưa ra những giải pháp nhằmthực tiễn hóa một cách hiệu quả các quy định của pháp luật nhằm khuyến khích cácbên tranh chấp sử dụng phương thức trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêngkhi cần giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại.Keywords: Tranh chấp thương mại; Trọng tài; Luật kinh tế; Pháp luật Việt NamContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tàiCó thể nói đặc trưng quan trọng, cơ bản, nổi bật nhất của kinh tế thế giới hiện nay là xuhướng toàn cầu hóa, trong đó quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế luôn được củng cố và phát triển.Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đó thì cũng phát sinh ngày càng nhiềunhững tranh chấp thương mại không chỉ dừng lại ở sự gia tăng về số lượng mà độ phức tạpcủa các tranh chấp cũng ngày một nâng cao. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trong kinh doanhthương mại… tranh chấp phát sinh luôn là hiện tượng đương nhiên, giải quyết tranh chấp làviệc làm tất yếu và đang là một vấn đề được bàn đến nhiều của nền kinh tế thế giới hiện nay.Điều đó cũng giúp định hướng tư duy của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ kinh tế cóphát sinh tranh chấp các phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu trong đó có trọng tài. Theođánh giá của Tổng thư ký Tòa án trọng tài quốc tế thì trọng tài được coi là lựa chọn có nhiềuưu thế nổi bật là tính liên tục, mềm dẻo, bí mật và phán quyết trọng tài có giá trị chungthẩm…Với tính năng ưu việt của mình mà phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tàiđược coi là lựa chọn được ưa chuộng của các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, thựctrạng Việt Nam lại cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà với việc đem tranhchấp của mình ra giải quyết tại trọng tài, theo thống kê có hơn 95% tranh chấp thương mạitrong nước được đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụngdân sự (BLTTDS). Sở dĩ có tình trạng trên thì bên cạnh nguyên nhân chủ quan từ phía cácdoanh nghiệp còn có nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật về trọng tài của Việt Nam,đó là hệ thống chưa thực sự tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả để doanh nghiệptrong và ngoài nước tự tin khi lựa chọn trọng tài.Sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài thương mại (TTTM) năm 2003 đã đánh dấu một bướctiến mới trong việc hình thành và hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam, đáp ứng nhucầu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tiễn ápdụng Pháp lệnh trong hơn 6 năm qua, tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ cùng với sựxuất hiện của nhiều nhân tố mới như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), việc ban hành Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005… nhưng một sốquy định của Pháp lệnh đã bộc lộ sự bất cập như thẩm quyền của trọng tài còn nhiều hạn chế,đội ngũ trọng tài viên trong nước chưa phát triển, cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tàichưa hiệu quả…Xuất phát từ thực tế trên đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi các cam kết khigia nhập WTO thì việc ban hành Luật TTTM là một tất yếu khách quan. Sự ra đời của LuậtTTTM với nhiều quy định mới về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế góp phầntạo niềm tin cho các cá nhân, tổ chức khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài. Một trong những điểm mới đáng ghi nhận là Luật TTTM chính thức quy định haihình thức hoạt động trọng tài là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc và có các quy định nhằmhỗ trợ cho cả hai hình thức trọng tài có cơ hội phát triển ngang bằng nhau và khuyến khíchcác bên tranh chấp sử dụng cả hai hình thức này. Tuy nhiên để các quy định này không chỉ cóhiệu lực trên giấy thì cần có sự đánh giá khách quan, chính xác những cơ sở lý luận và thựctiễn của việc ban hành các quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việcđể thực tiễn hóa các quy định này vào đời sống kinh tế của các cá nhân, tổ chức. Với mongmuốn được luận bàn chuyên sâu, góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam, tác giảchọn đề tài: Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luậtViệt Nam.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiTrong thực tiễn và trong khoa học pháp lý đã có một số bài viết và một số công trình nghiêncứu ở cấp độ khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, có thể nêu mộtsố công trình như: Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điềukiện hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Đình Thơ, Trường Đại học LuậtHà Nội, 2007; Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài, Luận văn thạc sĩluật học của Phạm Thị Phương Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; Những vấn đềpháp lý về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học củaTrần Thị Kim Liên, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006; Trọng tài thương mại Việt Nam trongtiến trình đổi mới, của Dương Văn Hậu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 19 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: