Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - từ thực tiễn Vĩnh Phúc

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.07 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật GQKN về đất đai, đánh giá đúng thực trạng pháp luật GQKN về đất đai và thực tiễn thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật GQKN về đất đai ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - từ thực tiễn Vĩnh PhúcBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN MẠNH HÙNG PHÁP LUẬTGIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI - TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc gia. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã đượcghi nhận tại Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa(XHCN) Việt Nam năm 2013. Đây là hiện tượng phát sinh trong đời sốngxã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, mộthành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó làkhông phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng,xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc thực hiện quyềnkhiếu nại là một hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia hoạtđộng quản lý nhà nước, quản lý xã hội giám sát các hoạt động của cơquan nhà nước, công chức nhà nước. Giải quyết khiếu nại (GQKN) làtrách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, giải quyết tốt khiếu nạicủa công dân nhằm phát huy dân chủ xã hội; góp phần đấu tranh chốngquan liêu tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, góp phần ổnđịnh chính trị, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong quá trình xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm đến công tác GQKN của công dân qua đó đã banhành nhiều văn bản, pháp luật quy định về vấn đề này. Chính sách, phápluật về GQKN ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổchức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửangõ của Thủ đô, gần sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnhphía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy cóvai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốcgia. Là địa phương đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, Vĩnh Phúccũng có nhu cầu lớn về sử dụng đất (SDĐ) làm cho giá trị quyền sử dụngđất (QSDĐ) trên địa bàn cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này đã dẫn đếnmột thực tế là khiếu nại về đất đai tại Vĩnh Phúc cũng đang diễn ra hếtsức phức tạp, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ trên cơ sở pháp 2luật GQKN về đất đai để tháo gỡ những vướng mắc cho người dân gópphần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người SDĐ. Xuất phát từ bối cảnh đó tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Phápluật giải quyết khiếu nại về đất đai - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc làmđề tài Luận văn cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính,nhằm tìm kiếm những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiệnpháp luật GQKN về đất đai ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật GQKN nói chung và pháp luật GQKN về đất đai nói riênglà đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Hiện nay đã cómột số lượng lớn các bài viết, công trình nghiên cứu về GQKN và pháp luậtGQKN, GQKN về đất đai, trong đó có một số công trình tiêu biểu sau: - Phạm Văn Long (2005), Việc thực hiện thẩm quyền giải quyết củathủ trưởng cơ quan nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan thanh tranhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính, Đề tài khoa học cấp Bộ; - Ngô Mạnh Toan (2005), Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nạihành chính, Đề tài khoa học cấp cơ sở; - Nguyễn Tuấn Khanh (2008), Việc áp dụng pháp luật để giải quyếtkhiếu nại về đất đai, Tạp chí Thanh tra, số 5/2008; - Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vựcquản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa,Luận văn Thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia; - Đỗ Văn Tuấn (2013), Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai củacơ quan hành chính nhà nước, thực tiễn tại Tỉnh Hưng Yên, Luận vănThạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính. - Doãn Hồng Nhung (2014), Kỹ năng áp dụng pháp luật trong giảiquyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; - Nguyễn Ngọc Phi (2015), Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địabàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hànhchính công, Học viện Hành chính Quốc gia;... Nội dung nghiên cứu trong các công trình nói trên mới dừng lại ởmức độ chung nhất về GQKN hành chính và hoạt động GQKN về đất đai 3trên một số địa bàn. Tuy nhiên chưa nhiều công trình nghiên cứu cụ thểvề pháp luật GQKN về đất đai trực tiếp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luậnvề pháp luật GQKN về đất đai, đánh giá đúng thực trạng pháp luậtGQKN về đất đai và thực tiễn thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh VĩnhPhúc, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất mộtsố giải pháp phù hợp và khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật GQKN về đấtđai ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: Một là, nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản củapháp luật GQKN về đất đai như: Khái ni ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: