Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.01 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính của Việt Nam để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính ở Việt NamĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬTNINH THỊ MINH PHƢƠNGPHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH ỞVIỆT NAMChuyên ngành: Luật kinh tế - Lao độngMã số: 60 38 50TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨGiảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Nguyên KhánhHÀ NỘI – 2012Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nguyên KhánhPhản biện 1: ............................................Phản biện 2: ............................................Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tạiKhoa Luật – Đại học Quốc gia Hà NộiVào hồi ......... đến .......... ngày........... tháng ......... năm 2012Có thể tìm hiểu luận án tại-Thư viện khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà NộiTrung tâm thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà NộiMỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tàiNhư là một xu thế tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế đấtnước, cùng với việc hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt nam, cácphương thức bán hàng “phi truyền thống” rất mới lạ cũng nhanh chóngđược du nhập. Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 1998, sựxuất hiện và bùng nổ của phương thức bán hàng đa cấp trên thực tế đãtạo sự hoang mang cho người tiêu dùng và sự lúng túng trong xử lýchinh sách của các cơ quan quản lý. Trên thực tế, hoạt động của đa sốcác công ty sử dụng phương thức bán hàng đa cấp đã làm phát sinhnhiều quan hệ phức tạp giữa doanh nghiệp và người tham gia bán hàngđa cấp. Đồng thời, vấn đề chất lượng cũng như giá cả của sản phẩmđược cung cấp thông qua phương thức bán hàng đa cấp có nguy cơ gâytổn hại lớn tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Trước nhu cầucấp bách trên, Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày3/12/2004 (có hiệu lực ngày 1/7/2005) đã có qui định về việc ngăncấm bán hàng đa cấp bất chính, Chính phủ cũng đã ban hành nghị địnhsố 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 quy định chi tiết về phương thứcbán hàng này. Những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lí ban đầu Cơquan quản lí cạnh tranh mà cụ thể là Cục quản lí cạnh tranh ch ủ độngđiều tra và xử lí nhiều vụ bán hàng đa cấp bất chính trong thời gianqua. Tuy nhiên, những quy định về ban hàng đa cấp bất chính trongLuật cạnh tranh và Nghị định 110 dường như mới chỉ mang tính chấttình thế, chưa thực sự giải quyết được thấu đáo vấn đề bản chất củahoạt động bán hàng đa cấp bất chính, các dạng thể hiện của loại hànhvi này với tính chất là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chính vìvậy mà hiệu quả áp dụng chưa cao, chưa đáp ứng được kỳ vọng củacác nhà lập pháp cũng như các cơ quan quản lí nhà nước, các doanhnghiệp và người tiêu dùng.Với mong muốn có được cái nhìn bao quát về các hành vi bánhành đa cấp bất chính, đồng thời, tổng kết, đánh giá những kinhnghiệm có được từ thực tiễn xử lí các vụ việc bán hàng đa cấp bấtchính của cơ quan quản lí cạnh tranh trong thời gian qua đề từ đó cónhững đề xuất thích hợp cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật vềvấn đề này, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bán hàngđa cấp bất chính ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Đâythực sự là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễnđồng thời còn có tính thời sự cao.2. Tình hình nghiên cứu1Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng mới xuất hiện ở nướcta. Vì vậy, pháp luật về bán hàng đa cấp với tính chất là một lĩnh vực phápluật điều chỉnh hoạt động bán hàng này cũng mới hình thành ở nước tatrong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, pháp luật về bán hàng đa cấp lại làmột lĩnh vực pháp luật nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiềunhà nghiên cứu pháp lý và kinh tế. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của cáccông trình đó hoặc là còn quá hẹp, phần lớn mới chỉ dừng lại ở hình thứccác bài viết trên báo hoặc là các tài liệu kinh tế được dịch từ tài liệu nướcngoài. Thuộc về các công trình kể trên, đáng chú ý là các công trình như:“Pháp luật về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp” được đăng trênTạp chí Khoa học pháp lý số 4 (35)/2006 của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Sơn,một số khóa luận tốt nghiệp đại học như của Đặng Thị Phương Thuỷ (K46CLC – Khoa luật- ĐHQGHN), Phạm Đức Quảng (K47-CLC – Khoa luậtĐHQGHN) mặc dù là những công trình nghiên cứu khá công phu về bánhàng đa cấp nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện một số vấn đề pháp líliên quan đến hoạt động bán hàng này mà chưa khai thác ở khía cạnh cáchành vi bán hàng đa cấp bất chính với tính cách là một hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh theo Luật cạnh tranh và cũng chưa có những đánh giá vềthực tiễn áp dụng của các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này. Nhưvậy, một công trình nghiên cứu toàn diện và công phu về Pháp luật về bánhàng đa cấp bất chính ở Việt Nam thì đến nay chưa có. Đây chính là mộtcơ hội tốt để tác giả đi vào tìm hiểu và phân tích đề tài, nhưng đồng thờicũng là một khó khăn cho tác giả vì kế thừa được rất ít thành quả củanhững người đi trước.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tàiMục đích nghiên cứu của đề tài tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đềlý luận của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính; phân tích, đánh giá thựctrạng pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính của Việt Nam để từ đó đề xuấtcác phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp bấtchính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụcụ thể sau:- Nghiên cứu, làm sáng tỏ về những vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp bấtchính và pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính;- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính củaViệt Nam;- Nghiên cứu so sánh về pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính của một sốquốc gia trên thế giới;- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về về bán hàng đa cấp bấtchính của Việt Nam;2- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đacấp bất chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Các nội dung nghiên cứu dư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: