Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.24 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về công ty luật ở Việt NamPháp luật về công ty luật ở Việt NamĐậu Huy GiangKhoa LuậtLuận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07Người hướng dẫn: TS. Đặng Vũ HuânNăm bảo vệ: 2014Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Công ty luật.ContentMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiNghề luật sư là một nghề đặc thù riêng, không giống như các ngành nghề kinh doanh,thương mại và dịch vụ khác. Người hành nghề luật sư không dựa trên nguồn vốn mà cần phảicó kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của luật sư làhành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuynhiên, để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tíntrước khách hàng, các luật sư có thể hợp tác với nhau trong các tổ chức hành nghề nhất định.Pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định hình thức hành nghề của luật sư phổ biến là vănphòng luật sư cá nhân và công ty luật. Ở một số nước như Hy Lạp, Achentina, Brazil, ThụySỹ, Nhật Bản hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không được chấp nhận, vì không phùhợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với nghề luậtsư ở Anh, Mỹ, thì hình thức hành nghề phổ biến là công ty hợp danh. Một số nước như Pháp,Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức không bắt buộc phải hành nghề dưới hình thức nhấtđịnh. Hình thức hành nghề luật sư của các nước này tương đối đa dạng, bên cạnh công ty hợpdanh, các luật sư có thể chọn những hình thức kinh doanh thông thường như công ty liêndoanh… Ngoài ra, còn quy định luật sư có thể hành nghề độc lập, mà không cần thành lập vănphòng hay công ty.Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987, thì Đoàn luật sưvừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sư, vừa là nơi hành nghề của luật sư.Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sư, chưa phát huy được tínhnăng động, tự chủ của luật sư và chưa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sư. Sau khi Quốchội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề được đặt ra là liệu luật sư cóđược hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp haykhông? Có ý kiến cho rằng, luật sư được lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định củaLuật Doanh nghiệp. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng, do đặc thù của nghề luật sư là phảichịu trách nhiệm vô hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sư.Dựa vào mô hình bố trí các loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Pháplệnh Luật sư năm 2001 đã xác định các hình thức tổ chức hành nghề luật sư với đặc trưngriêng của nghề luật sư, theo đó, luật sư có thể tự mình thành lập văn phòng luật sư riêng củamình, cùng với các luật sư khác thành lập văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh. TheoPháp lệnh này, công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sư, song vì công ty luậthợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt vớiđiều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh đượcthực hiện tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, nhưng không được thực hiện dịch vụ pháp lýtrong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 Pháp lệnh Luật sư).Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành đã quy định cụ thể hơn về các loại hìnhdoanh nghiệp, theo đó hình thức hành nghề của luật sư cũng đã có bước tiến mới. Luật Luậtsư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 đã có các quyđịnh theo hướng đưa các tổ chức hành nghề luật sư xích lại gần với các loại hình doanhnghiệp. Theo quy định của Luật Luật sư, thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: (i) Vănphòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt độngtheo loại hình doanh nghiệp tư nhân; luật sư thành lập văn phòng luật sư là trưởng văn phòngvà chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởngvăn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng; (ii) Công ty luật bao gồm công tyluật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với Pháp lệnh Luật sư năm 2001, LuậtLuật sư đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợpvới quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sư còn quy định công ty luật trách nhiệm hữuhạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật tráchnhiệm hữu hạn một thành viên. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Công ty luật hợpdanh do ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. Công ty luật tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật trách nhiệmhữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và là chủ sở hữu. Các thành viên công ty luậthợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thànhviên làm giám đốc công ty. Luật sư làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: